Văn hóa - Thể thao
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa - Thể thao
Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Nơi gìn giữ và bảo tồn giá trị của Pháp môn Thiên Tông
02:36 PM 14/01/2025
LĐXH) - Tọa lạc tại địa chỉ 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Chùa Thiền Tông Tân Diệu, một ngôi chùa đặc biệt ở tỉnh Long An, là một trong những điểm sáng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của đạo Phật, đồng thời cũng là nơi con người tìm thấy sự giác ngộ và giải thoát đúng nghĩa.
Cổng chùa Thiền Tông Tân Diệu

Tại cổng chùa, có khắc câu: “Chuyên dạy Giải thoát”. Đây, mục tiêu chính của ngôi chùa, đó là truyền dạy con đường giải thoát cho con người thông qua Thiền Tông. Câu khẩu hiệu này còn thể hiện tinh thần triết lý sâu sắc của Thiền Tông, nơi mà người người thực hành sẽ tìm được sự tự do trong tâm hồn, giải thoát khỏi những phiền muộn, khổ đau, thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu, là nơi phổ biến pháp môn Thiền Tông, tiếp nối và phát huy những tinh hoa của dòng Thiền này, đặc biệt là hướng đến sự giác ngộ và giải thoát của con người. Chùa không dạy Mê tín dị đoan, không theo các hình thức như nhiều ngôi chùa khác, không thắp hương, không cúng tụng, không quỳ lạy hay cầu xin ai ở trái đất này, mà tập trung vào việc thực hành theo lời Đức Phật Thích Ca dạy, cũng như theo tinh thần của Trần Nhân Tông, là "Tu thành Phật". Ngoài ra, tu theo Thiền Tông để trở thành người sáng suốt, có trí tuệ, giúp ích cho dân, cho nước. Chứ không thành người yếu hèn khiếp nhược. Đó cũng là truyền thống của người dân Việt Nam. Đặc biệt, chùa Thiền Tông Tân Diệu không có hòm công đức.

* Trích phát biểu của Giáo sư tiến sĩ Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia: Khen mô hình chùa Thiền Tông Tân Diệu như vậy là rất tốt. Cần được nhân rộng ra để gìn giữ văn hóa và phát huy bản sắc dân tộc và một nét đẹp của truyền thống con người Việt Nam.

Ngày Hiến pháp Miền Nam thì đã cho người dân được thực hành tín ngưỡng một cách tự do, mà đã nói đến tự do thì rất dễ gắn với chữ chủ quan của từng cá nhân, gắn với ý thích của từng cá nhân, thì như thế là với Chùa Thiền Tông Tân Diệu ở Long An này, thì các Vị trong Ban Quản Trị, rồi Viện Chủ ở đấy lại có những nhận thức rất đúng và như thế là đã để lại những ấn tượng rất là tốt cho cộng đồng xung quanh, cho người dân và như thế là đã góp phần xây dựng được nền tảng cho một cái nếp sinh hoạt văn hóa rất văn minh.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu và Giáo lý Thiền Tông

Trước cửa chùa, còn có một câu khác được ghi rõ: “Cho hỏi đạo Phật tự do dù hữu hình hay vô hình”. Điều đó cho thấy: đạo Phật không chỉ gói gọn trong những hình thức vật chất hay thế giới hữu hình. Mà Đạo Phật còn giải thích sự tồn tại rộng lớn trong không gian xung quanh chúng ta: thế giới vô hình. Tất cả những điều này, chùa Thiền Tông Tân Diệu đều giải đáp rõ ràng, rành mạch.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu cho hỏi tự do về Đạo Phật

Bước vào bên trong chánh điện của chùa, người ta sẽ gặp một câu chữ đặc biệt: “Tu theo pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật”. Đây là mục tiêu của việc tu tập pháp môn Thiền Tông, đó là trở thành Phật. Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của Thiền Tông rằng: tu tập không phải để cầu mong phước lành hay hạnh phúc thế gian, mà khẳng định: “Tu theo đạo Phật để thành Phật”. Chứ không thành gì khác.

Chánh Điện tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu

Thiền Tông Sư Mỹ Bình – Viện Phó Chùa Thiền Tông Tân Diệu, chia sẽ những giá trị mà pháp môn Thiền tông học này mang lại “ Pháp môn Thiền tông học này là rất quý, có 1 không 2 ở Trái đất này. Chỉ có con Người nào có trí thật sáng suốt mới thực hành được. Còn Người không có trí thật sáng suốt, tức trí tối đen, thì không hành được, vì pháp môn Thiền tông Khoa học Vật lý này, chỉ thích hợp với Nguời nào có trí tuệ thật sáng suốt mà thôi”

Một trong những điểm đặc biệt không thể bỏ qua của chùa Thiền Tông Tân Diệu là Thiền Tông Phật Đài, nơi khắc họa lại tư thế Đức Phật cầm cành hoa sen, “kiểm thiền” 1.250 đệ tử. Tuy nhiên, chỉ có Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp là người duy nhất nhìn thấy cành hoa sen và ngộ đạo qua tánh thấy thanh tịnh của chính Ngài. Chính vì vậy mà Đức Phật mới truyền cho Ngài Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất. Câu chuyện nổi tiếng có tên là “Niêm Hoa Vi Tiếu” này, là một biểu tượng nổi bật của dòng Thiền Tông, thể hiện sự giác ngộ tự nhiên và sự truyền thừa thiền tông từ Tổ trước cho Tổ sau. Dòng Thiền này có 36 Vị Tổ. Ở Ấn Độ, có 28 Vị. Ở Trung Hoa xưa có 5 Vị và ở Việt Nam có 3 Vị. Đây là một minh chứng sống động cho sự phát triển mạnh mẽ và lan rộng của Thiền Tông qua các thế hệ và quốc gia.

Thiền Tông Phật Đài

Các Con Đường Tu Hành tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu

Chùa Thiền Tông Tân Diệu là một ngôi chùa đặc biệt không chỉ vì kiến trúc, mà còn vì những giáo lý sâu sắc mà nơi đây lưu giữ. Chùa Thiền Tông Tân Diệu có mẫu thờ 6 pháp môn tu của đạo Phật, chỉ rõ 6 con đường đi khác nhau, giúp các người tu theo đạo Phật tìm ra con đường thích hợp cho riêng mình.

Tất cả mẫu thờ 6 pháp môn tu của đạo Phật, chỉ dẫn 6 con đường tu tập này, chùa Thiền Tông Tân Diệu đều nói rất rõ theo lời Phật dạy. Tùy thuận theo mỗi người tu. Ai thích pháp môn nào thì tu theo pháp môn đó.

Những điều quan trọng có trong quyển Giáo Lý của pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam

Đặc biệt, Chùa Thiền Tông Tân Diệu có quyển Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông, nơi giảng dạy những kiến thức về Giác ngộ, Giải thoát, và các nguyên lý về vũ trụ. Quyển Giáo lý này có đề cập rất rõ về cấu trúc con người, vạn vật, các hành tinh trong Địa giới, Tam giới, cho đến Phật giới và càn khôn vũ trụ. Cũng như quy luật Nhân quả luân hồi và các Hạt Chân Như có sẵn trong Địa giới. Đồng thời, có nói rất rõ mối liên hệ giữa thế giới vật lý và thế giới tâm linh.

Mô hình đường về Phật Giới

Là mô hình tự động, mô phỏng lại “Lời dặn dò đường trở về Phật giới” của Đức Phật dạy, mà trong quyển Giáo lý đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam có đề cập. Đây cũng là kim chỉ nam cho người tu theo pháp môn Thiền Tông, để biết đường trở về Phật giới sau khi bỏ xác thân tứ đại này. Mô hình này rất hiện đại và đặc biệt, có thể nói là “Độc nhất vô nhị”. Đây cũng là một nét văn hóa rất riêng của chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn là nơi mà mọi người tìm thấy con đường giác ngộ và giải thoát đúng nghĩa của đạo Phật. Với hệ thống truyền thừa Thiền Tông bài bản, rõ ràng, mạch lạc từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến 36 vị Tổ sư Thiền Tông, Chùa Thiền Tông Tân Diệu không chỉ là nơi tu học, mà còn là di sản quý giá của Đức Phật Thích Ca và vua Trần Nhân Tông để lại. Đây là nơi kết tinh quý báu các giá trị văn hóa, nhân văn và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cũng được gọi là tinh hoa của nhân loại, mà con số 40 ngàn người đang tu học theo pháp môn Thiền Tông của chùa Thiền Tông Tân Diệu, cũng đã phần nào nói lên điều đó.

Năm 2019, Chùa Thiền Tông Tân Diệu được liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam kết nạp làm thành viên và công nhận chùa là “Không gian văn hóa tâm linh”. Đồng thời, Hội Di sản Việt Nam cũng tặng bằng khen cho chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Bên cạnh việc dạy Phật tử sống đúng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, sống đúng tư cách của một con người tốt, trở thành những tấm gương sáng trong cộng đồng, xã hội. Mô hình của chùa Thiền Tông Tân Diệu là một minh chứng rõ ràng cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của Phật giáo nói chung và văn hóa của con người Việt Nam nói riêng.

Địa chỉ Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Website: www.thientong.com

Youtube: Kênh Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

HL

 

 

TAG: Chùa Thiền Tông Tân Diệu bảo tồn giá trị của Pháp môn Thiên Tông
Tin khác
Quán bar Nhật Bản tuyển nữ nhân viên cơ bắp đánh khách hàng
Diệp Lâm bỏ qua sợ hãi dũng cảm bước vào tình yêu mới
Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Nơi gìn giữ và bảo tồn giá trị của Pháp môn Thiên Tông
Chương trình truyền hình thực tế “Thủ lĩnh sống xanh”: Truyền cảm hứng về thông điệp xanh
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giai đoạn 2025 – 2030
'Đại chiến người khổng lồ': Huyền thoại anime lần đầu ra rạp
Hoài Lâm lại khiến khán giả hoang mang vì nửa muốn nửa không muốn tái xuất
Trấn Thành liệu có 'thống trị’ phòng vé ngày Tết?
Trấn Thành gây tranh cãi tại WeChoice Awards 2024