An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai TNLĐ, BNN
11:25 AM 13/03/2018
(LĐXH) - Đây là chủ đề của Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2018 sẽ diễn ra trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01 đến 31 tháng 5.
Theo kế hoạch tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương yêu cầu tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018 hướng về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và thu hút được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và người lao động.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ LĐTBXH cho các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ – PCCN tại Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2017

Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018 được phát động với chủ đề: “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế TNLĐ, BNN” trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 01 đến 31 tháng 5. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương trọng điểm được chọn để tổ chức Lễ phát động và các hoạt động mang tính quốc gia của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018.
Tại Trung ương, tổ chức Lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ mang tính quốc gia do Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 6/5/2018 tại Hội trường TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó là các tổ chức hoạt động triển lãm tranh cổ động về ATVSLĐ tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh (1 tuần) và một số sự kiện, hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ như hội thi, hội thảo, khen thưởng, tập huấn về ATVSLĐ; tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, thăm các doanh nghiệp điển hình về ATVSLĐ; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN...
Tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp: Tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ, trong đó cần chú trọng vào các nội dung chính, như: Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, tài liệu, video truyền thông về các nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động cung như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; xây dựng các tài liệu, hướng dẫn về kỹ năng làm việc an toàn cụ thể cho người lao động đề phòng ngừa TNLĐ, BNN; Cung cấp các tài liệu, thông tin cần truyền thông cho các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là về nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh các sự cố, các vụ tai nạn điển hình, thường hay xảy ra trong những năm qua; Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, nội dung trong công tác tuyên truyền Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, tạo được hiệu ứng tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng; Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ trong một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về TNLĐ, BNN như: Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; trong sử dụng nồi hơi, thiết bị nâng, hàn cắt kim loại, làm việc trong không gian hạn chế; Mở rộng, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra trong khu vực không có quan hệ lao động, làng nghề; Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về ATVSLĐ; Tổ chức tư vấn, huấn luyện, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thăm hỏi động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN; Tổ chức các hoạt động khác như phát động phong trào thi đua, hội thi ATVSLĐ, giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền về ATVSLĐ...
Ban Chỉ đạo Trung ương cũng đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp, bám sát chủ đề của Tháng hành động để hưởng ứng; phối hợp với Bộ LĐTBXH, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ của quốc gia; hướng dẫn các đơn vị, cơ sở theo phạm vi quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng.
Bộ LĐTBXH làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh về tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018
Đối với UBND TP Hồ Chí Minh, thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo/Ban tổ chức, các tiểu ban giúp việc và phân công trách nhiệm tới các sở, ban, ngành, các quận, huyện của thành phố trong tổ chức Lễ phát động và các hoạt động của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018; đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông cho đại biểu khi tham dự Lễ phát động tại TP Hồ Chí Minh; Chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí để tổ chức Lễ phát động Tháng hành động và triển khai Kế hoạch Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018 của thành phố, đề xuất cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt; Chủ động và thường xuyên phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ LĐTBXH, các bộ, ngành có liên quan để tổ chức tốt Lễ phát động và các hoạt động mang tính quốc gia trên địa bàn thành phố; Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông trước, trong thời gian tổ chức Tháng hành động nhằm hạn chế thấp nhất các TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong thời gian tổ chức Tháng hành động.
Đối với các địa phương cần chủ động xây dựng kinh phí và ban hành kế hoạch hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tới các doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện ở các đơn vị, cơ sở trực thuộc; Chỉ đạo việc tổ chức, phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ trên địa bàn; Tổ chức treo, dán, phát động ccs panô, áp phích, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền cụ thể về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ. Mở rộng triển khai các hoạt động về ATVSLĐ tới các cấp quận, huyện, xã, trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động tại địa phương.
Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ để hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2018 của đơn vị, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, bám sát vào chủ đề của Tháng hành động; Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tháng hành động; Các cơ sở sản xuất kinh doanh, duy trì các hoạt động thường xuyên về ATVSLĐ theo quy định pháp luật, trong đó tập trung vào: rà soát, bổ sung các nội qui, qui trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ tại các bộ phận, phân xưởng; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ đối với các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.../.
Cảnh Minh
TAG:
Tin khác
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động