Xã hội
Trang chủ / Xã hội / Xã hội
Chia sẻ thông tin, thúc đẩy hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam
10:52 AM 07/07/2020
LĐXH)- Sáng ngày 3/7/2020, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin thúc đẩy hợp tác giữa các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Tham dự hội nghị có đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ, UNDP, NPA, MAG, CRS, Peace Trees, IC, đại diện tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), Trung tâm hành động bom mìn Quảng Trị (QTMAC)
Đại diện nhà chức trách Việt Nam đã thông tin các nội dung chính và giải đáp các câu hỏi liên quan đến thống tư số 195/2019/TT-BQP hướng dẫn thi hành Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Quang cảnh hội nghị chia sẻ thông tin, thúc đẩy hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh 
Theo đó, Nghị định số 18/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 01/02/2019 quy định về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung quản lý và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh: Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung sau: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân; Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh: Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm: Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh: Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi); Nguồn vốn các doanh nghiệp; Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Quyền của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh: Được Nhà nước hỗ trợ y tế ban đầu, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm và bảo trợ xã hội; Con của nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật; Được hưởng các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Nội dung hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh: Nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định về bảo hiểm y tế; Hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng; Hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Hỗ trợ sinh kế và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội; Hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Hỗ trợ học tập đối với con của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019.
Tại hội nghị chia sẻ thông tin thúc đẩy hợp tác giữa các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã giải thích các thông tin liên quan đến việc lập dự án, phê duyệt dự án nguồn vốn do nước ngoài tài trợ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn; VNMAC thông tin về kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và kế hoạch ưu tiên vận động tài trợ năm 2020.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương