Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức 560 phiên giao dịch việc làm
11:38 AM 14/05/2018
(LĐXH)- Ước đến cuối tháng 6 năm 2018, các Trung tâm dịch vụ việc làm cả nước đã tổ chức được 560 phiên giao dịch việc làm, bình quân một phiên giao dịch việc làm từ 25 - 30 doanh nghiệp và khoảng 400 - 450 lao động tham gia (trong đó số lao động được sơ tuyển 200 - 230 lao động).
Tại Hội nghị truyền thông về việc làm đối với các cơ quan báo chí được tổ chức vào trung tuần tháng 5/2018 tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội), cho biết: Hiện nay, hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm của cả nước gồm 98 trung tâm, trong đó có 63 Trung tâm Dịch vụ việc làm do UBND tỉnh, thành phố thành lập, giao cho Sở Lao động - TBXH quản lý và 35 trung tâm thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ban quản lý Khu công nghiệp – Khu chế xuất quản lý. Thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước đã xác định đây là công việc trọng tâm và chú trọng ngay từ khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Đồng thời, nâng cao và cải tiến quy trình thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như: tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp, trực tuyến qua mạng internet, các công cụ giao tiếp trên mạng máy tính, thư điện tử, tổng đài tư vấn...
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - TBXH) chia sẻ về hoạt động
của các Trung tâm dịch vụ việc làm
Nhờ đó, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm có xu hướng tăng qua các năm. Theo báo cáo của các Trung tâm dịch vụ việc làm, chỉ tính riêng trong năm 2017, cả nước có khoảng 4 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó số người được giới thiệu việc làm chiếm 18% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cùng với đó, công tác hỗ trợ học nghề cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Tính đến hết năm 2017, cả nước có khoảng 124 nghìn người được hỗ trợ học nghề. Những ngành nghề người lao động đăng ký học là tin học văn phòng, các nghề về ẩm thực và thẩm mỹ, sửa chữa, lắp ráp máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế quảng cáo, lái xe... Một số địa phương có tỷ lệ người lao động nhận được việc làm theo nghề đã học/tổng số người được hỗ trợ học nghề lớn là: Vĩnh Phúc (chiếm trên 90%), Đồng Nai (chiếm 55%), Bình Dương (chiếm 38,12%)…
Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương đăng ký tìm kiếm việc làm
Ông Nguyễn Trọng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương, trao đổi: Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Lao động – TBXH, những năm qua, Trung tâm đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm hiệu quả cho người lao động; đồng thời, xây dựng hệ thống sàn giao dịch vệ tinh ở các huyện, thị xã nhằm kết nối giữa các sàn giao dịch, cung cấp về thông tin cung - cầu thị trường lao động. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng lớn, nhiều doanh nghiệp lại thường xuyên thông qua Trung tâm để tuyển dụng lao động. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm, Trung tâm đã phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động trong và ngoài tỉnh, nhất là phối hợp chặt chẽ với cán bộ xã, phường, khu phố, ấp để tư vấn giới thiệu việc làm hiệu quả cho người lao động, giúp người lao động tìm được công việc phù hợp, gần nơi sinh sống, đúng trình độ và chuyên môn là vấn đề cần thiết.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và phát huy hiệu quả của hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm, Bộ Lao động – TBXH đã và đang tiến hành rà soát, sắp xếp lại các Trung tâm: Trung tâm nào không đảm bảo đủ điều kiện hoạt động thì sẽ cho giải thể, Trung tâm nào có đủ điều kiện để chuyển đổi thành Công ty cổ phần; những Trung tâm ngành Lao động - TBXH bên cạnh thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động còn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức hoạt động. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ việc làm, đa dạng hóa nguồn lực đóng góp cho hoạt động của các Trung tâm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đến phiên giao hịch việc làm để được tư vấn và giới thiệu việc làm
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để nâng cao hiệu quả các Trung tâm dịch vụ việc làm, đào tạo đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp… Đầu tư và áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong thực hiện các hoạt động của Trung tâm. Tăng cường hợp tác công tư, thông qua các chương trình, dự án về thị trường lao động có sự tham gia của các tổ chức tư nhân về dịch vụ việc làm và các tổ chức khác. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá nhằm thiết lập các cơ chế quản lý hoạt động dịch vụ việc làm, có chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh và công khai, rõ ràng và minh bạch trong toàn hệ thống.

 

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật