An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Các hoạt động trợ giúp người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ở Long An
02:29 PM 08/10/2022
(LĐXH)- Nhằm tạo điều kiện cho người tâm thần (NTT), trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí (NRNTT) sớm tái hòa nhập cộng đồng, tỉnh Long An đã và đang tích cực triển khai thực hiện chương trình Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, hiện nay, tỉnh có trên 7.800 người khuyết tật về thần kinh, tâm thần, trí tuệ (trong đó, tâm thần phân liệt 5.200 người; khuyết tật trí tuệ khoảng trên 2.600 người). Trong số đó, có trên 5.200 người khuyết tật thần kinh, tâm thần có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng. Thế nhưng việc quản lý, chăm sóc, điều trị bệnh cho NTT nặng là công việc rất khó khăn đối với gia đình và xã hội.

Người bệnh tâm thần được tạo điều kiện vui chơi, giải trí, chăm lo đời sống để hòa nhập cộng đồng

Nhằm tạo điều kiện cho những người NTT, trẻ em tự kỷ, NRNTT sớm hòa nhập cộng đồng, tỉnh Long An đã và đang tích cực triển khai, thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho những đối tượng này dựa vào cộng đồng. Đây là chương trình giàu tính nhân văn, vừa góp phần bảo đảm an sinh xã hội, vừa đồng hành với người yếu thế.
Ngày 15/1/2022, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch 168/KH-UBND Thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2021-2030. Theo đó, trước mắt mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là: Hàng năm ít nhất 80% NTT, 80% trẻ em tự kỷ và NRNTT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; khoảng 150 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.
Ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; Ít nhất 300 NTT, NRNTT được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 150 hộ gia đình NRNTT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
Người tâm thần được quản lý, chăm sóc tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Long An
80% NTT và NRNTT có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. Hằng năm, ít nhất 80% NTT nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% NTT lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ; thu hút ít nhất 20% NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% NRNTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.
Ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và NTT được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho NTT, cơ sở y tế.
Ít nhất 30% gia đình có NTT, 30% gia đình có trẻ em tự kỷ và NRNTT có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp  và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho những người này.
Ít nhất 60% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội; tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT. Triển khai các hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho NTT, trẻ em tự kỷ và NRNTT dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030./.
Thảo Lan
 
 
TAG: trợ giúp người tâm thần trẻ em tự kỷ người rối nhiễu tâm trí
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo