Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Cà Mau thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
01:55 PM 21/11/2023
(LĐXH)- Tiếp nối truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Cà Mau thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Từ đó, người có công, thân nhân người có công với cách mạng được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước.
Cà Mau là tỉnh ở cuối cùng của Tổ quốc, là vùng căn cứ cách mạng suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Nơi đây chịu hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề. Những sự hy sinh mất mát không ít, hầu hết đất đai, rừng, ruộng, vườn, nhà cửa bị bom, đạn, chất độc hóa học tàn phá, số người tham gia hoạt động kháng chiến rất đông, đa dạng.
Toàn tỉnh có 110.882 lượt đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được công nhận. Trong đó có 17.932 liệt sĩ; 16.580 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 297 bệnh binh, quân nhân bệnh nghề nghiệp; 7.414 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 2.511 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện còn sống 76 mẹ); 280 cán bộ lão thành cách mạng; 207 cán bộ tiền khởi nghĩa; 71 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 499 người có công giúp đỡ cách mạng; 2.645 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày; 29.613 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần...
Tổng số người có công đang hưởng chi trả trợ cấp hàng tháng là 16.115 người, với tổng số tiền gần 27 tỷ đồng/tháng.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan gặp gỡ đại biểu người có công tỉnh Cà Mau nhân dịp đoàn ra thăm Bộ LĐTB&XH, tháng 10/2023
Ông Từ Hoàng Ân, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn, tỉnh Cà Mau đã xác nhận, giải quyết chế độ và quản lý hồ sơ cho trên 2.000 đối tượng.
Hằng năm, có trên 16.500 người có công với cách mạng và thân nhân được chi trả  trợ cấp, với kinh phí hơn 27 tỷ đồng mỗi tháng từ nguồn ngân sách Trung ương; trung bình có hơn 7.000 lượt người có công và thân nhân hưởng chế độ điều dưỡng, chăm sóc phục hồi sức khỏe.
Bên cạnh đó, tỉnh đã vận động được trên 8 tỷ đồng Quỹ đến ơn đáp nghĩa để xây dựng sửa chữa nhà ở; thăm hỏi, hỗ trợ cho người có công ốm đau, từ trần; tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh-Liệt sĩ; xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ…
Từ đầu năm 2023 đến nay, Cà Mau đã và đang triển khai nghiêm túc Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày  09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh ưu đãi người có công; Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã tham mưu các hoạt động thăm, viếng các đối tượng trên địa bàn tỉnh nhân Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và nhân dịp 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ như: Chuẩn bị quà, phục vụ các đoàn lãnh đạo thăm, viếng, tham mưu lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ…. Qua đó, tổng kinh phí thực hiện các hoạt động thăm, tặng quà các đối tượng là 67,260 tỷ đồng.

Đặc biệt, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng quyển Kỷ yếu Mẹ Việt Nam anh hùng với 2.511 Mẹ (đang triển khai). Hiện các Mẹ còn sống được các cơ quan, đơn vị  tổ chức phụng dưỡng chu đáo suốt đời với mức thấp nhất là 500.000 đồng đến 01 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, công tác mộ nghĩa trang, công trình ghi công liệt sỹ cũng được tỉnh quan tâm. Đến nay, Cà Mau đã cơ bản hoàn thành việc tìm kiếm, cất bốc quy tập xây dựng cơ bản xong 12.112 hài cốt liệt sỹ (trong đó mộ trong nghĩa trang 8.363, còn hơn 3.749  hài cốt liệt sỹ xây dựng tại gia đình).

Tỉnh đang tiếp tục đầu tư nâng cấp từng bước đưa các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi công liệt sĩ, trở thành công trình lịch sử văn hóa ở địa phương, nhằm giáo dục truyền thống cho nhân dân và thế hệ trẻ mai sau.

Công tác điều dưỡng cho người có công và nhân thân cũng được Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Cà Mau quan tâm, cho chủ trương để tổ chức đưa từ 02 đến 03 đoàn thăm quan viếng Bác tại thủ đô Hà Nội và các di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh với những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực, đời sống của người có công với cách mạng ngày càng ổn định, từng bước được cải thiện, nâng lên. Từ đó đã động viên, khích lệ và tạo động lực để người có công với gia đình cách mạng tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng vươn lên, vượt khó xây dựng cuộc sống gia đình, xây dựng địa phương, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương; góp phần giữ vững, ổn định chính trị thúc đẩy kinh tế phát triển./.

Tân Khang

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương