Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Cà Mau: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ trẻ em, trẻ mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số
04:07 PM 12/03/2024
(LĐXH) - Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn năm 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nhiệm vụ của kế hoạch tập trung tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi; Phòng Dân tộc các huyện, thành phố Cà Mau, các cơ quan có liên quan đến công tác dân tộc tích cực tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cà Mau luôn chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em 

Phối hợp với địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trỗ trợ phù hợp. Thực hiện tuyên truyền trên báo, tạp chí, trang thông tin điện tử và trên kênh phát thanh, truyền hình thiết yếu của tỉnh, địa phương…, giới thiệu trẻ em mồ côi, trẻ em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuyển về cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tập trung, chuyển về các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, nhận con nuôi.

Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức về chăm sóc sức khỏe tâm thần, bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nâng cao vai trò trách nhiệm cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương góp phần chăm lo, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, trẻ em mồ côi được tiếp nhận dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm thực hiện các quyền trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, trong số hơn 237.000 trẻ em dưới 16 tuổi của toàn tỉnh thì gần 3.500 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có gần 11.000 trẻ thuộc diện hộ nghèo, trẻ em mồ côi đang đứng trước nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Thời gian qua, đã có nhiều mô hình hỗ trợ chăm sóc trẻ em hoạt động có hiệu quả như: Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; mô hình xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em. Mô hình "Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh" ở cộng đồng được tỉnh triển khai từ năm 2018 đến nay tại các xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước), xã Tân Trung (huyện Đầm Dơi), xã Tân Lộc (huyện Thới Bình) và tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đã góp phần hỗ trợ can thiệp, ngăn ngừa trẻ em bị bạo lực, xâm hại, giảm nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Thái Nguyên không ngừng nâng cao hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát phải phân công rõ người, rõ việc
Câu lạc bộ Nhà báo Xứ Nghệ tại TPHCM: Trao tặng 400 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó
Nam Trực tích cực thu nhận ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính