Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai công tác bảo vệ chăm sóc và phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em năm 2021
08:40 AM 19/01/2021
(LĐXH) - Năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em. Các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, cuối năm 2020 có 72% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp dưới các hình thức; 55% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì việc tham mưu phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tổng hợp, phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo của Chính phủ và của các đoàn giám sát (thực hiện Nghị quyết 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội); phối hợp trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Bộ đã trình thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 23/CT-TTG ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2021 – 2030, Chương trình quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 2021 – 2025 và tầm nhìn đến 2030, trong đó lồng ghép các mục tiêu về trẻ em của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, các chương trình, đề án về bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em.

Ảnh minh họa.(Hanna Barczyk từ NPR)

Với những thành quả đã đạt được trong năm vừa qua, Bộ vẫn tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó tác động trước mắt và lâu dài của đại dịch Covid-19 đến trẻ em; tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; giảm tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt đuối nước trẻ em. Tiếp tục tăng cường phối hợp liên nghành thực hiện quyền trẻ em. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của dịch vụ viễn thông trong những năm gần đây Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với 2 nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT để đẩy mạnh công tác truyền thông về thực hiện quyền trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em. Mở kênh Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trên zalo, lập website tongdai111.vn và tích hợp kiến thức cho app. 111; phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em”; nâng cao hiệu quả hoạt động Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Ngoài ra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật trẻ em trực tuyến với sứ tham gia của 217.570 trẻ em trong cả nước. Sản xuất, phát sóng 50 Chương trình truyền hình vì trẻ em. 52 chương trình phát thanh 1 giờ đường dây nóng và nhiều tin, bài, phóng sự phòng chống xâm hại trẻ em.

Bộ đang tiếp tục tăng cường chỉ đạo các tỉnh, thành phố về việc thực hiện quyền và công tác bảo vệ trẻ em thông qua việc xây dựng ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án mới; tích cực triển khai phối hợp liên nghành trong thực hiện quyền trẻ em (triển khai theo dõi việc cấp phát, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em; công tác chăm sóc trẻ em khuyết tật; đặc biệt là truyền thông, quản lý, theo dõi, đánh giá tác động của trẻ em, thực hiện quyền tham gia trẻ em; hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong 3 năm qua (từ năm 2017 đến năm 2019), các tỉnh, thành phố đã tổ chức được 3.403 Diễn đàn trẻ em cấp xã. Diễn đàn trẻ em quốc gia trong giai đoạn 2016 – 2020  được tổ chức 2 lần vào năm 2017 và 2019 với 45 thông điệp, kiến nghị và 55 câu hỏi của trẻ em gửi đến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, nghành. Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; nhân rộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tích cực huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để hỗ trợ cho trẻ em, trong 5 năm Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động được 429,2 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ cho trên 590 nghìn lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với tổng kinh phí hỗ trợ trên 352 tỷ đồng. Đến nay có 62, triệu ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn, 26.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn, 6.000 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Các chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, cuối năm 2020 có 72% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp dưới các hình thức; 55% xã, phường, thị trấn đặt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.

Nguyễn Hoàng

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương