An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Bình Phước: Nỗ lực phục hồi chức năng cho người khuyết tật
04:47 PM 30/10/2019
Dù còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, các cơ sở khám, chữa bệnh của Bình Phước đã tích cực thực hiện những kỹ thuật trong phạm vi đơn vị để tiến hành phục hồi chức năng cho bệnh nhân, cả về ngoại trú và nội trú.
Tỉnh Bình Phước hiện có 7.168 người khuyết tật (NKT) đang được hưởng chính sách thường xuyên của Nhà nước, trong đó, khuyết tật nặng 4.961 người, đặc biệt nặng 2.207 người.
Dù số lượng NKT khá nhiều nhưng thời điểm năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa có Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) mà chỉ có 10 Tổ PHCN lồng ghép trong các Khoa Đông y tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và Trung tâm y tế các huyện/thị. Nhân lực chỉ có 38 bác sĩ, kỹ thuật viên, cán bộ làm công tác PHCN. Trong đó, số lượng bác sĩ làm công tác PHCN là 11, 2 cử nhân vật lý trị liệu, 25 y sỹ y học cổ truyền, y sĩ đa khoa, điều dưỡng trung học đã qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Chính vì vậy, để bảo đảm tốt nhất quyền cho NKT luôn là vấn đề mà tỉnh Bình Phước đặc biệt quan tâm.
Phục hồi chức năng cho NKT
Năm 2016, với sự trợ giúp của VNAH thông qua Dự án DIRECT, tỉnh thành lập các Khoa Y học cổ truyền - PHCN tại các Trung tâm Y tế huyện thị (trên cơ sở sáp nhập Trung tâm y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện, thị theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước).
Đến năm 2017, tại tuyến huyện 11 Trung tâm Y tế và 4 Bệnh viện Đa khoa của ngành cao su có các khoa, phòng, tổ phục hồi chức năng. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là đơn vị đứng đầu về lĩnh vực này.
Từ năm 2015 đến nay, Sở Y tế Bình Phước đã thẩm định, phê duyệt danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng (PHCN) cho 10/13 đơn vị đủ điều kiện triển khai và đã cung cấp dịch vụ PHCN tại Bình Phước (gồm 8 đơn vị PHCN huyện, thị xã và 2 đơn vị Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh).
Theo đánh giá của Sở Y tế, so với danh mục kỹ thuật trong lĩnh vực PHCN thì số kỹ thuật được phê duyệt còn khiêm tốn, phần lớn thuộc lĩnh vực vật lý trị liệu, vận động trị liệu.
Từ đầu tháng 10/2017 đến cuối tháng 5/2018, 10 đơn vị PHCN đã triển khai cho 1.345 bệnh nhân với 16.668 lượt dịch vụ kỹ thuật vật lý trị liệu - PHCN được cung cấp. Nhìn chung, hoạt động PHCN đã góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh nói chung và người khuyết tật nói riêng.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã tích cực thực hiện những kỹ thuật trong phạm vi đơn vị để tiến hành PHCN cho bệnh nhân, cả về ngoại trú và nội trú.
Tuy nhiên vẫn chỉ tập trung vào đối tượng người khuyết tật vận động, còn các dạng khuyết tật khác như khuyết tật nhìn; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật thần kinh tâm thần; khuyết tật trí tuệ... vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 đơn vị phẫu thuật đục thủy tinh thể là Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội tỉnh (sau hợp nhất thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh). Từ năm 2015-2017, 2 đơn vị này cùng với đơn vị khác đã phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 3.528 người.
Ngoài ra, Phòng Vật lý trị liệu - PHCN Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh cho trẻ em khuyết tật đã triển khai thu dung điều trị 3 năm qua: Tổng số lần trẻ em khuyết tật điều trị PHCN (nội trú) với 16.835 ngày điều trị. Đa số là bại não trẻ em, di chứng viêm não, chậm phát triển vận động, bàn chân khoèo, bại liệt khác... Các phương pháp điều trị, như: Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu...
PV
 
TAG:
Tin khác
Huyện Can Lộc huy động hệ thống chính trị thực hiện công tác giảm nghèo bền vững
Chăm lo chu đáo cho người có công trên mảnh đất Hà Tĩnh
Huyện Trực Ninh: Lan tỏa các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Hà Tĩnh với công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công
Huyện Cầu Kè: Sâu nặng nghĩa tình với người có công
Huyện Đức Thọ: Không ngừng nâng cao đời sống người có công
Nghệ An chăm lo chu đáo đối với người có công
Thành phố Bắc Giang: Thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa
Bắc Giang: Chung tay hỗ trợ nhà ở cho người có công