An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Bình Định: Nhiều tấm gương tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
09:26 AM 14/12/2023
(LĐXH)- Hưởng ứng Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh Bình Định đã có nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả đã giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo biết cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo và xã hoàn thành nông thôn mới.
Phong trào thi đua "Vì người nghèo -Không để ai bị bỏ lại phía sau" trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa rộng khắp, với nhiều mô hình, cách làm hiệu quả

Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.025km2. Toàn tỉnh có 08 huyện, 02 thị xã: An Nhơn,  Hoài Nhơn và 01 thành phố Quy Nhơn, có 159 xã, phường, thị trấn. Dân số 1.508.322 người, trong đó khu vực thành thị khoảng 620.809 người (chiếm 41,16%), khu vực nông thôn khoảng 887.513 người (chiếm 58,84%), người kinh 1.473.329 người (chiếm 97,68%), dân tộc thiểu số 34.993 người (chiếm 2,32%), phần lớn là dân tộc Bana, Chăm, Hre (33.148 người), còn lại các dân tộc thiểu số khác (1.845 người). Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chung sơ bộ năm 2023, tỉnh Bình Định có tỷ lệ nghèo đa chiều 6,15% với 27.160 hộ, trong đó: Tổng số hộ nghèo là 13.838 hộ, chiếm tỷ lệ 3,13%; Tổng số hộ cận nghèo: 13.322 hộ, chiếm tỷ lệ 3,02%.

Phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 luôn được sự quan tâm, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự phối hợp phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, phát động hướng dẫn phong trào thi đua đến xã, phường, thị trấn, trong cộng đồng và đến các hộ dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tạo được sự đồng thuận, trách nhiệm cao của tập thể, tổ chức, cá nhân và sự tích cực hưởng ứng của toàn xã hội.

Trên địa bàn huyện nghèo An Lão đã có nhiều tấm gương tiêu biểu trong công tác giảm nghèo

Trong Phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu như:  Về mô hình sản xuất hiệu quả, có Hội Phụ nữ tỉnh đã giới thiệu 03 Hợp tác xã: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh hải sản Hương Thanh - Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn; Hợp tác xã Nông - Công - Thương An Nhơn; Hợp tác xã sản xuất thương mại và dịch vụ Phong Nga đã giải quyết nhiều việc làm cho phụ nữ nghèo tại các địa phương. UBND xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn đã xây dựng mô hình tạo sinh kế bền vững cho hộ nghèo và hộ cận nghèo gắn với Khu du lịch sinh thái cộng đồng Mũi Gành tại khu bãi tắm Mũi Gành biển xã Hoài Hải. Mô hình đã giúp cho hàng chục hộ nghèo, cận nghèo được tạo việc làm hàng ngày phù hợp với khả năng của người nghèo tại khu du lịch thông qua việc bán hàng ẩm thực trứng vịt lộn, trà sữa, bánh canh, ốc, bánh tráng trộn, nước giải khát, các đặc sản địa phương… Nhờ đó, hàng chục hộ nghèo, hộ cận nghèo đã có điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững trong năm 2023.

Hay như UBND nhân dân xã An Tân, huyện An Lão: Từ đặc biệt khó khăn, năm 2021 tỷ lệ nghèo đa chiều của xã An Tân còn khá cao (62,11%). Sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền xã An Tân đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo đã có chuyển biến nổi bậc. Cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều của xã An Tân còn 9,81%. Xã An Tân đã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn hoàn thành về đích nông thôn mới năm 2022.

Về một số gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, có Hộ ông Đinh Văn Cho, ở thôn 2, xã An Quang, huyện An Lão, là hộ nghèo của xã năm 2021. Bắt đầu từ sự hỗ trợ của dự án 03 con heo đen, đã mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh mở rộng chăn nuôi, nấu rượu. Đến nay, gia đình ông Cho đã ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, hộ ông Cho còn mở rộng kinh doanh dịch vụ Bi da, buôn bán các mặt hàng tại địa phương.

Hộ ông Lê Văn Ngôn - Thường trú tại thôn Vạn An, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ. Là hộ khó khăn của xã Mỹ Châu, thu nhập chủ yếu của gia đình là trồng lúa diện tích 7 sào, chăn nuôi một vài con heo, bò. Năm 2021, được sự hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, ông vay hơn 300 triệu đồng để đầu tư chuồng trại và chăn nuôi 15 con bò sinh sản. Đến nay, đời sống của hộ gia đình ông Ngôn đã khá giả, thu nhập sau khi trừ chi phí lợi nhuận hằng năm từ 75 triệu đồng – 90 triệu đồng. Bên cạnh đó, hộ ông Ngôn tham gia hỗ trợ cho một số hộ nghèo, hộ khó khăn tại địa phương tham gia phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra hộ ông Ngôn tham gia vào Phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương, qua hiến đất làm đường, đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Hỗ trợ nông dân tại địa phương.

Hay như Ông Nguyễn Cảnh Duy-Thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, với sản phẩm cây trà (trà dung, trà đinh lăng) thảo dược... Cơ sở ông Duy xây dựng dự án liên kết với các hộ có đất tại địa phương tổ chức trồng và thu mua sản phẩm sau thu hoạch cho nông dân, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho cơ sở đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hộ dân, thu nhập ồn định, giúp hộ dân thoát nghèo bền vững. Năm 2021, cơ sở đạt doanh thu với sản phẩm tiêu thụ hơn 60 tấn/năm, đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 300 triệu đồng/năm; Năm 2022 cơ sở đạt doanh thu với sản phẩm tiêu thụ hơn 80 tấn/năm, đạt doanh thu trên 4,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 400 triệu đồng/năm; Năm 2023 cơ sở đạt doanh thu với sản phẩm tiêu thụ hơn 90 tấn/năm, đạt doanh thu trên 5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 500 triệu đồng/năm.

 Ngoài các gương tiêu biểu trên, còn có một số hộ nghèo, hộ cận nghèo, nông dân sản xuất giỏi, các đơn vị, tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã đóng góp thiết thực trong Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau và công tác an sinh xã hội” giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Với những kết quả đã được của các tập thể, hộ gia đình, cá nhân trong Phong trào thi đua đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Theo đó, tỷ lệ nghèo đa chiều bình quân toàn tỉnh năm 2023 giảm còn 6,15%,   giảm 2,89% (giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,36%, hộ cận nghèo 1,53%). Riêng huyện nghèo An Lão giảm còn 29,75%, giảm 13,72% so với tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 (giảm tỷ lệ hộ nghèo 8,11%, hộ cận nghèo 5,61%). Để nâng cao chất lượng Phong trào thi đua, tỉnh sẽ kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, tổ chức, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đóng góp hỗ trợ để kịp thời động viên khuyến khích các tập thể, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia Phong trào thi đua và công tác giảm nghèo./.

Hồng Phượng

 

 

 

 
TAG:
Tin khác
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại