Giọng Quảng Nam có nhiều nét đặc biệt trong cách phát âm khiến nó khác xa với tất cả các giọng của địa phương khác của tiếng Việt. Khi nhắc đến giọng Quảng Nam, cả Đà Nẵng những câu nói đã trở thành đặc trưng khi trêu chọc nhau “Eng không eng tét đèng đi ngủ, đừng kèng nhèng chó kéng nheng reng”. Chúng ta không thể không quên chất giọng riêng tại đất Quảng - mảnh đất Ngũ Phụng Tề Phi và chung tay bảo tồn, phát huy giá trị ngôn ngữ địa phương.
Toàn cảnh buổi nói chuyện “Âm Vị Xứ Quảng”
Trải qua hàng thế kỷ lịch sử và văn hóa, giọng nói của người dân Quảng Nam đã trở thành một biểu tượng độc đáo, phản ánh sự đa dạng và sâu sắc của văn hóa miền Trung Việt Nam. Âm vị giọng nói người Quảng Nam không chỉ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là một kho tàng văn hóa được chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi lẽ đó, bí mật huyền bí của Âm vị giọng nói xứ sở Quảng Nam là sự kết hợp truyền thống và hiện đại tạo nên một thứ âm ngữ nghe “ lạ “ nhưng rất “ đặc trưng “ và rất riêng.
GS.TS Andrea Hoa Pham giảng viên Đại học Florida (Hoa Kỳ)
Một trong những đặc điểm nổi bật của giọng nói xứ Quảng Nam là sự pha trộn tinh tế giữa nguồn gốc lịch sử và đa dạng vùng miền. Ngôn ngữ được sử dụng phản ánh rõ ràng sự đa dạng về từ ngữ, cách diễn đạt, và giọng điệu. Sự kết hợp này tạo nên một bức tranh ngôn ngữ độc đáo, phản ánh sự phong phú và đa chiều của văn hóa Quảng Nam. Do vậy, qua hội thảo này nhằm giúp các em học sinh nơi đây hiểu rõ và tự hào nguồn gốc cội nguồn văn hóa Việt vì đa phần học sinh nơi đây quê quán Quảng Nam. Bà Dương Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường TH, THCS & THPT Sky-Line Hill - Hội An chia sẻ.
Bà Dương Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường TH, THCS & THPT Sky-Line Hill - Hội An
Giọng nói xứ Quảng Nam không chỉ thu hút người nghe bởi vựa từ ngôn ngữ mà còn bởi âm thanh độc đáo. Nói chung, người dân ở đây thường có cách phát âm rất đặc trưng, với những giai điệu chất ngất và những nét ngọt ngào đặc sắc. Điều này tạo nên một không khí ấm áp, gần gũi, khiến cho người nghe có cảm giác như đang lạc vào một không gian âm nhạc độc đáo của vùng miền
Ông Hoàng Đức Bảo – Giám đốc Trung tâm đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai cho hay: Chúng ta nên bảo tồn và phát huy – nhiệm vụ thế hệ trẻ. Mục tiêu đầu tiên là khao khát giữ gìn nét đẹp tiếng Việt trong trái tim của mỗi người. Bên cạnh đó, giọng nói xứ Quảng là một trong những nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng quý báu, nhưng nó đang đối mặt với những thách thức từ sự biến đổi xã hội và tiến triển công nghiệp hóa hiện nay. Để bảo tồn và phát huy giọng nói này, sự đầu tư vào giáo dục và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác là không thể phủ nhận. Thông qua việc duy trì và phát triển giọng nói người Quảng Nam, chúng ta có thể giữ gìn một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam.
Khách mời cùng chia sẻ với diễn giả
Có thể nói, Âm vị giọng nói là di sản văn hóa sống động của người Quảng Nam không chỉ là một phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là biểu tượng của sự bền vững văn hóa và kết nối giữ quá khứ và hiện tại. Qua sự ngọt ngào của từng từ ngữ, qua từng giai điệu của giọng điệu, chúng ta có thể cảm nhận sự sống động và sức sống mãnh liệt của một vùng miền đầy màu sắc và nghệ thuật.
Bảo Nghi