Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Bắc Ninh: Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19 không phải đóng học phí
11:32 AM 12/10/2021
Tỉnh Bắc Ninh quyết định không thu học phí 4 tháng học kỳ I, năm học 2021-2022 đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, giáo dục thường xuyên...
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định không thu học phí và hỗ trợ đóng học phí, hỗ trợ trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn chịu tác động của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Theo đó, tỉnh không thu học phí 4 tháng học kỳ I đối với trẻ em, học sinh các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông; giáo dục thường xuyên công lập trong toàn tỉnh. Ngoài ra, Bắc Ninh còn hỗ trợ đầu năm học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ với mức hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng/học sinh.
Đồng thời Tỉnh cũng hỗ trợ trang, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến như: máy vi tính, thiết bị wifi, tài khoản học tập... cho những học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đáp ứng tiêu chí trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Với việc hỗ trợ học phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sẽ giúp các em học sinh tiếp tục ổn định đến trường
Bắc Ninh giao các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, lựa chọn đối tượng đề nghị hỗ trợ đảm bảo đúng quy định. Mức hỗ trợ thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tối đa không quá 10 triệu đồng/học sinh. Trường hợp học sinh thuộc cả 2 đối tượng trên, thì được hưởng 1 mức hỗ trợ cao nhất.
Tổng kinh phí dự kiến là hơn 94 tỷ đồng. Trong đó, trên 83 tỷ đồng là tiền học phí học kỳ I của các bậc học, hơn 10 tỷ đồng là kinh phí hỗ trợ đầu năm học, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn. 
Trước đó, do cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nên ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản đồng ý cho học sinh, học viên trên địa bàn đến trường học tập từ 24/9.
Theo đó, học sinh, học viên phải thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm ngoại ngữ, ngoại ngữ - tin học; trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, giáo dục kỹ năng sống thuộc các địa phương áp dụng trạng thái bình thường mới hoặc chỉ thị 19 (thị xã Từ Sơn).
Cụ thể, học sinh khối lớp 1, 2, 5 học sáng, trong khi lớp 3 và lớp 4 học chiều. Tại khối trung học cơ sở, các lớp 6, 9 học sáng, còn lớp 7 và lớp 8 học chiều. Khối trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cho lớp 10, lớp 12 học sáng và lớp 11 học chiều.
Tỉnh Bắc Ninh giao Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với ngành y tế, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức cho học sinh, học viên đến trường.
Trong năm học này, toàn tỉnh Bắc Ninh có trên 350.000 học sinh của hơn 500 trường học. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh quyết tâm duy trì nề nếp, nâng cao chất lượng dạy học; xây dựng kế hoạch và các phương án dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị, theo từng tình huống diễn biến của dịch Covid-19.
Tỉnh cũng quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phấn đấu hoàn thành chương trình giáo dục năm học 2021-2022./.

PV
TAG:
Tin khác
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa