Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Bắc Kạn đảm bảo 100% trẻ em được trợ giúp pháp lý
11:11 AM 01/06/2021
(LĐXH)- Đến nay, việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật; quá trình điều tra, đảm bảo 100% trẻ em được trợ giúp pháp lý.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Kạn, trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã tiếp nhận, thụ lý 14 tố giác, tin báo về tội phạm liên quan đến trẻ em; trong đó, tiếp nhận mới 09 tin, kỳ trước chuyển sang 04 tin, phục hồi 01 tin. Kết quả, đã giải quyết 12/14 tin, đạt tỉ lệ 85,7% (khởi tố 09 tin, không khởi tố 02 tin, tạm đình chỉ 01 tin); đang giải quyết 02 tin (trong hạn giải quyết). Việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật; quá trình điều tra, đảm bảo 100%  trẻ em được trợ giúp pháp lý. Hiện nay, Công an tỉnh Bắc Kạn đang duy trì 01 phòng điều tra thân thiện đối với trẻ em tại Phòng Cảnh sát hình sự.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 06 vụ xâm hại tình dục và 02 vụ bạo lực dẫn đến tử vong. Các vụ việc trên đã cơ quan Công an đã tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Ngoài ra, tỉnh cũng ghi nhận xảy ra 02 vụ đuối nước trẻ em.
Nhiều hoạt động bổ ích dành cho trẻ em (ảnh chụp năm 2020)
Ông Đồng Phúc Hình, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Kạn cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em tại 08 xã của các huyện: Pác Nặm, Na Rì và Chợ Đồn, với sự tham gia của 483 đại biểu là cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Thông qua hội nghị đã góp phần nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, xâm hại và phòng tránh tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trong trường học. Tích hợp việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ để không bị xâm hại, bạo lực, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tích cực cho học sinh vào chương trình giáo dục nhà trường. Sở cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai công tác phòng, chống đuối nước như: kỹ năng nhận biết về nguy cơ đuối nước, biết chủ động phòng, tránh; khuyến khích các nhà trường, cơ sở giáo dục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư bể bơi trong trường học, tổ chức dạy bơi cho học sinh trong và ngoài nhà trường; hướng dẫn các em tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước... hoặc tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi không có người lớn đi cùng. Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ động, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường thiên tai, bão, lũ, lụt nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.
Tỉnh đoàn đã chỉ đạo 100% Liên đội tổ chức hoạt động lồng ghép sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa tuyên truyền giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước... thu hút 30.000 lượt thanh thiếu nhi tham gia.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” tại xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới) lồng ghép với mô hình “Làng quê an toàn - xanh - sạch - đẹp” là mô hình thực hiện Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Tham dự có 120 đại biểu là thành viên Ban điều hành, thành viên mô hình điểm, hội viên phụ nữ xã Cao Kỳ. Thông qua hoạt động của mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao vai trò trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ, hội viên phụ nữ và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc tham gia thực hiện phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.
Công an tỉnh Bắc Kạn đã lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em, mua bán trẻ em được 82 buổi với sự tham gia của 5.282 lượt người tham gia.
UBND huyện Ngân Sơn phối hợp với Tổ chức Childfund thực hiện 26 lớp tập huấn với sự tham gia của 648 đại biểu là cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, cộng tác viên tại thôn, bản, các hội viên, phụ huynh và học sinh, với mục đích nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại, đuối nước ở trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, cộng tác viên tại thôn, bản, các hội viên, phụ huynh và học sinh.
Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống đuối nước và bạo lực, xâm hại trẻ em, song do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các hoạt động truyền thông trực tiếp, tập huấn nâng cao nhận thức và cung cấp các kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước, xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em và người dân trong cộng đồng chưa được nhiều, chưa đa dạng hóa được nhiều hình thức truyền thông.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công