Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Bắc Giang: Nâng mức sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
10:55 PM 16/08/2022
(LĐXH) – Để giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cuộc sống ngày càng tốt hơn, những năm qua, cùng với huy động sự chung tay chăm lo cho trẻ em, tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện tăng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng, góp phần nâng cao mức sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Lãnh đạo huyện Sơn Động thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có trên trên 479 nghìn trẻ em, chiếm khoảng 28% dân số; trong đó có trên 4 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khoảng 40 nghìn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (phần lớn là trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo). Để nâng cao mức sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tỉnh đã thực hiện tăng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần nâng cao mức sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Gần đây nhất, căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội, đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn (trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt). Theo đó, trẻ em từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc các đối tượng: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam… đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng sẽ được trợ cấp mức 720.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng so với quy định chung của Nhà nước); Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật nặng dạng nghe và nói có khả năng tiếp cận giáo dục dưới 4 tuổi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được trợ cấp mức 2.160.000 đồng/tháng; trẻ đủ 4 tuổi trở lên sẽ được hưởng trợ cấp mức 1.800.000 đồng/tháng (tăng 360.000 đồng so với quy định chung của Nhà nước).

Chính sách này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với các đối tượng yếu thế nói chung, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Qua đó, đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Đến nay, 100% trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, người thân hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh và được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước theo quy định; 100% trẻ em là con gia đình thuộc hộ nghèo được giúp đỡ bằng các hình thức như trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng, thăm hỏi tặng quà, cấp bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí… Trẻ em khuyết tật được chăm sóc bằng nhiều hình thức như: Hỗ trợ về khám sức khỏe, điều trị phục hồi chức năng, hưởng chế độ, chính sách và được học hòa nhập trong các nhà trường./.

Hưng Cảnh

TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo