An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Bắc Giang: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chăm sóc người tâm thần, trẻ tự kỷ
02:29 PM 20/08/2024
(LĐXH) – Tỉnh Bắc Giang đã và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030, cùng với việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các chính sách, hoạt động trợ giúp người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, tỉnh Bắc Giang cũng quan tâm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm
thần, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ.
Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh công tác truyền thông đến cộng đồng, đặc biệt là các gia đình có người bị rối nhiễu tâm trí và các em học sinh phổ thông về vấn đề sức khỏe tâm thần thông qua nhiều hình thức, trong đó chú trọng đến: Tuyên truyền trên Website của Sở; trực tiếp tại cộng đồng, các thôn, bản, khu phố; In ấn và phát hành đến cộng đồng hàng ngàn tờ rơi, áp phích; Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo, đài của Trung ương và tỉnh thực hiện nhiều phóng sự và đăng tin, bài về dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng liên quan đến lĩnh vực tâm thần, rối nhiễu tâm trí. Cùng với đó, phối hợp ngành Giáo dục – Đào tạo tổ chức truyền thông cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn về chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng chống hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí; tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ, trợ giúp giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, gia đình về nghiệp vụ giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí…
Trong 2 năm 2022-2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức 07 lớp tập huấn kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng cho 1.080 người là nhân viên y tế thôn, bản và 10 lớp tập huấn cho 420 người đại diện hộ gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Qua các hoạt động truyền thông, nhận thức của cộng đồng về vấn đề sức khỏe tâm thần đã được nâng cao, đồng thời giúp người dân biết, hiểu và tiếp cận được với các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cho đối tượng bị rối loạn tâm thần.
Những năm qua, cùng với thực hiện tốt công tác tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho người tâm thần, Cơ sở chăm sóc người tâm thần tỉnh Bắc Giang cũng chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, tuyên truyền kỹ năng phòng bệnh, chăm sóc, trợ giúp xã hội và điều trị, phục hồi chức năng cho người thân/người chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần, rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng. Để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, mong muốn của người dân về việc được hỗ trợ hơn nữa các chính sách trợ giúp đối với người tâm thần, rối nhiễu tâm trí từ đó làm căn cứ tham mưu cho lãnh đạo cấp trên. Đồng thời, Cơ sở thường xuyên tuyên truyền để mỗi cá nhân, mỗi gia đình nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần; phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đủ liệu trình điều trị; tuyên truyền để người dân nhận thức tâm thần là một bệnh, từ đó giảm đi sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh tâm thần, tích cực tham gia trợ giúp người tâm thần phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng.
Hoạt động can thiệp, trị liệu cho trẻ rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Happy House
Các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cũng chú trọng tuyên truyền để người dân nhận biết về hội chứng này. Trong đó phải kể đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Hoa Hướng Dương. Sau hơn 10 xây dựng và phát triển, Trung tâm đã phát hiện sớm, can thiệp, trị liệu cho những trẻ em mắc hội chứng rối nhiễu tâm trí như: Tự kỷ, chậm nói, nói ngọng, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ... Cùng với hoạt động trị liệu trực tiếp, đơn vị thường xuyên phối hợp tổ chức hoạt động sàng lọc, tư vấn, trị liệu tâm lý cho trẻ em rối nhiễu tâm trí, tự kỷ tại cộng đồng, nhất là ở các địa phương vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với các địa phương, cơ quan, các trường học tổ chức các buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức về rối nhiễu tâm trí cũng như giới thiệu về hoạt động can thiệp của đơn vị, để người dân nhận biết rối nhiễu tâm trí, tự kỷ ở trẻ em để tới kiểm tra đánh giá khi có các biểu hiện nghi ngờ nhằm dự phòng và can thiệp sớm.
Với các hoạt động tuyên truyền được triển khai rộng khắp đã giúp nhận thức của gia đình và cộng đồng được nâng lên, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác phát hiện, can thiệp, phòng ngừa trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Cũng như huy động sự tham gia tích cực của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn./.
Minh Cảnh
TAG:
Tin khác
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật
Nữ doanh nhân Phượng Hồng Kông: Hỗ trợ người nghèo bằng trái tim nhân ái
Đắk Nông kiềm chế, tiến tới đẩy lùi những hiểm họa và hệ lụy do tội phạm ma túy
Long Phước: Ấp Tập Phước đón nhận Khu dân cư nông thôn mới
Tập huấn đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ trong cơ quan
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa