Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
An sinh xã hội góp phần giảm thiểu lao động trẻ em
09:22 AM 20/05/2022
(LĐXH)- Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), an sinh xã hội giúp giảm thiểu tình trạng gia đình rơi vào cảnh nghèo và dễ bị tổn thương, từ đó giảm căn nguyên dẫn đến lao động trẻ em.
(ảnh minh họa)
Báo cáo Vai trò của an sinh xã hội trong xóa bỏ lao động trẻ em: Đánh giá bằng chứng và hàm ý chính sách, đưa ra bằng chứng từ một số nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 cho thấy an sinh xã hội góp phần làm giảm lao động trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em đến trường bằng cách giúp các gia đình đối phó với những cú sốc về kinh tế hay y tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết mới có quá ít tiến bộ đạt được trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
73,6% dân số trẻ em, tương đương với khoảng 1,5 tỷ trẻ em trong độ tuổi từ 0-14 trên toàn thế giới, không được hưởng trợ cấp gia đình hay trợ cấp cho trẻ em bằng tiền mặt. Báo cáo cho rằng khoảng trống lớn này cần phải được thu hẹp và nhanh chóng xóa bỏ.
Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO, cho biết: “Có nhiều lý do để đầu tư vào an sinh xã hội toàn dân, trong đó xóa bỏ lao động trẻ em là một trong những lý do thuyết phục nhất xét đến tác động của vấn đề này đối với quyền và phúc lợi của trẻ em”.
Các chính phủ đã xây dựng một loạt các chính sách mà họ có thể triển khai để thúc đẩy an sinh xã hội. Nghiên cứu cho biết, nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động một cách quyết đoán thì đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột đang diễn ra, đói nghèo gia tăng và biến đổi khí hậu sẽ càng khiến tình trạng lao động trẻ em tăng cao.
Hơn 160 triệu trẻ em trên toàn thế giới – tức một phần mười trẻ em trong độ tuổi 5-17 tuổi - vẫn đang tham gia lao động trẻ em và tiến bộ đạt được trong xóa bỏ lao động trẻ em đã bị đình trệ kể từ năm 2016. Những xu hướng này đã xuất hiện ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra.
Ước tính rằng nếu không có các chiến lược giảm thiểu, con số lao động trẻ em có thể tăng thêm 8,9 triệu vào cuối năm 2022 do tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương gia tăng.
Để củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị như: Thu hẹp khoảng trống trong diện bao phủ an sinh xã hội cho trẻ em; xây dựng hệ thống an sinh xã hội tích hợp; đảm bảo rằng các chương trình an sinh xã hội được thiết kế toàn diện và nhạy cảm với lao động trẻ em.
Cùng với đó, lấy những cam kết chính trị mạnh mẽ đối với việc xóa bỏ lao động trẻ em và thiết lập an sinh xã hội toàn dân làm đòn bẩy nhằm tăng cường sự đồng thuận trong hành động.
Chương trình Nghị sự về Phát triển Bền vững và sự đồng thuận mạnh mẽ đạt dược tại Hội nghị Lao động Quốc tế năm 2021, cũng như kết quả của hội nghị về lao động trẻ em tại Durban, có thể giúp điều phối các sáng kiến quốc tế.
Thúc đẩy đầu tư vào hệ thống an sinh xã hội dưới góc độ là một động lực của phát triển. Gần như tất cả các quốc gia đều có khả năng huy động các nguồn lực trong nước để từng bước đầu tư củng cố hệ thống an sinh xã hội cho trẻ em./.
Hồng Anh
TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo