An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
An Giang: Tăng cường phòng tránh tai nạn lao động
09:56 AM 27/09/2016
Qua số liệu báo cáo chưa đầy đủ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang, trong 8 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn tỉnh An Giang đã xảy ra trên 27 vụ tai nạn lao động, trong đó có 05 vụ, làm 05 người chết và bị thương 05 người. Chủ yếu là tai nạn trong lĩnh vực ngã cao, điện giật, máy cuốn, sập đỗ... luôn chiếm tỉ lệ cao.
Điển hình là vụ tai nạn lao động chết người do ngã cao xảy ra vào lúc 07 giờ 20 phút, ngày 03/4/2016 tại công trình lắp đặt kho của Công ty TNHH Khiêm Thanh ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang do ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận thầu thi công, hậu quả làm một công nhân tử vong. Nguyên nhân của vụ tai nạn là do thuê người lao động vào làm việc trên cao, trèo leo nguy hiểm mà chưa được đào tạo, huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định, nơi làm việc thiếu phương tiện, dụng cụ an toàn trong quá trình thi công, không kiểm tra, giám sát an toàn trong quá trình làm việc...
Đặc biệt, mới đây tại lò sấy lúa của ông Ngô Quan Trường là chủ tại ấp Thượng 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm 01 người chết và 05 người khá bị thương nặng. Nguyên nhân được xác định ban đầu là do người lao động bất cẩn, thực hiện thao tác bốc dỡ hàng hóa không đúng quy định (lấy các bao chứa lúa phía dưới trước dẫn đến các bao phía trên ngã đỗ, đè các nạn nhân). Hiện Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội An Giang đang phối hợp cùng các ngành chức năng điều tra làm rõ.
Hiện trường vụ tai nạn lao động do sập, đỗ các bao chứa lúa
Nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải thường thực hiện tốt các công việc sau:
1. Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng lao động, cử cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và thường xuyên kiểm tra, giám sát người lao động đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc;
2. Người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề) phải được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định trước khi phân công làm việc;
3. Xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với các công việc phức tạp, các máy, thiết bị, nhất là các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra lại các máy, thiết bị, hệ thống thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc và có biện pháp phòng chống rò điện;
4. Trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng quy định (quần áo, mũ, găng tay, giày bảo hộ, khẩu trang, dây an toàn...) và có biện pháp bắt buộc người lao động sử dụng khi được trang cấp;
5. Người làm việc trên cao, nơi cheo leo nguy hiểm phải được kiểm tra đủ sức khỏe trước khi phân công làm việc; lắp dựng và sử dụng giàn giáo phải đảm bảo an toàn; lắp đặt các biển báo, bao che, rào chắn các hầm, hố, khoảng trống, khu vực nguy hiểm tại công trình... nhằm ngăn ngừa, phòng tránh tai nạn do té cao, ngã, sập đỗ./.
Đặng Văn Kể
TAG:
Tin khác
Đảm bảo tiến độ thi công nhưng an toàn lao động vẫn phải là trên hết
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai