An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
An Giang: Phấn đấu năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3%
11:11 AM 11/12/2017
(LĐXH) Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang quan tâm thực hiện. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm xuống đáng kể, người nghèo đã được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, giúp cải thiện đáng kể cuộc sống.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh An Giang  phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,45% năm 2016 xuống còn dưới 3% năm 2020 (trong 05 năm giảm 2/3 hộ nghèo); giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ  5,15% năm 2016 xuống dưới 2% năm 2020 (trong 05 năm giảm 2/3 hộ cận nghèo); Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống của người nghèo, trong đó tập trung ưu tiên đảm bảo các chính sách về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, đường giao thông đảm bảo cho người nghèo ngày càng tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả tỉnh, trong đó ưu tiên những địa bàn trọng điểm như: Huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%, có đông dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới; Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên và xã thuộc vùng khó khăn. Đồng thời khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách giảm nghèo đặc thù áp dụng cho đối tượng nghèo trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương. Đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội (như người cao tuổi, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...) thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo sẽ được xem xét hưởng các chính sách trợ cấp của Nhà nước theo quy định.
Người nghèo trên địa bàn tỉnh sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập
Bên cạnh đó, các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 phải đảm bảo về mục tiêu phải gắn với các tiêu chí nông thôn mới; đúng đối tượng (người nghèo, người cận nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo); xác định vùng trọng điểm, ưu tiên các địa bàn có tỷ lệ nghèo cao, miền núi, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Đặc biệt chú ý về giới và trẻ em trong giảm nghèo; về nguồn lực cần mở rộng xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho giảm nghèo...
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, tỉnh sẽ tổ chức cải cách đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ, giúp đối tượng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng; kết hợp vay vốn tạo việc làm tại chỗ với hướng dẫn cách làm, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Tổng nguồn vốn dự kiến  trong cả giai đoạn là 1.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 200 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và cận nghèo, An Giang cũng tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, củng cố mạng lưới cơ sở y tế, tăng cường đội ngũ y, bác sỹ, các trang thiết bị y tế về tuyến cơ sở, đảm bảo 100% người nghèo, hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Dự kiến mỗi năm, cấp 150.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ngân sách trung ương đảm bảo 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế, 30% còn lại từ nguồn ngân sách tỉnh cân đối, nguồn vận động và cá nhân tự nguyện đóng góp hỗ trợ hàng năm. Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ một phần viện phí cho đối tượng khó khăn cơ nhỡ đột xuất.
Song song với đó, An Giang cũng phấn đấu thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 và Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005, đảm bảo con em hộ nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác khi học các cấp học trong tỉnh (kể cả dân lập, tư thục). Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành của tỉnh, địa phương vận động hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Tỉnh dự kiến sẽ hỗ trợ xây dựng bình quân 2.000 căn nhà/năm, với số tiền 40 tỷ đồng/năm, tổng vốn 200 tỷ đồng trong 5 năm.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
Từ 1/7, người đủ 75 tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí 500.000 đồng/tháng
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Chuyến xe yêu thương dành cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025