An Giang khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo
(LĐXH)- Ngày 31/5, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” năm 2023 trên địa bàn nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng”.
Tính đến cuối năm 2022, số hộ nghèo toàn tỉnh An Giang giảm còn 14.872 hộ, chiếm tỷ lệ 2,81% (giảm 1,01% so với đầu năm, tương ứng giảm 5.257 hộ nghèo). Hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, đầu năm 2022, có 4.026 hộ, chiếm tỷ lệ 14,85%/tổng số hộ dân tộc thiểu số; đến cuối năm 2022, giảm còn 3.161 hộ, chiếm tỷ lệ 11,70%/tổng số hộ dân tộc thiểu số, giảm 3,15% so với đầu năm. Về hộ cân nghèo, đầu năm 2022, có 31.288 hộ, chiếm tỷ lệ 5,93%; đến cuối năm 2022, giảm còn 24.370 hộ, chiếm tỷ lệ 4,61% (giảm 1,32% so với đầu năm). Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 45 hộ nghèo có thành viên thuộc chính sách người có công với cách mạng.
Trao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang)
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành, trong đó “hạt nhân” là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đã vận động các tổ chức, đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, vân động các hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện phong trào thi đua; phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong toàn tỉnh…
Chỉ tính riêng lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022 và vận động “Cây mùa Xuân” Tết Quý Mão 2023, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh An Giang đã tiếp nhân bản đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2022 và “Cây mùa xuân” Tết Quý Mão 2023 của 18 đơn vị, với số tiền ủng hộ trên 170,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận tiền và hiện vật quy ra tiền đươc 313,622 tỷ đồng (số dư đầu kỳ chuyển sang là 32,929 tỷ đồng; nhận tiền mặt được 113,526 tỷ đồng; hiện vật quy ra tiền được 166,630 tỷ đồng). Trong đó, đối với tiếp nhận bằng tiền măt gồm: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chuyển về 1,890 tỷ đồng, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh tiếp nhận được 29,649 tỷ đồng, cấp huyện tiếp nhận 45,094 tỷ đồng và câp xã tiếp nhận được 37,407 tỷ đồng.
Từ số tiền vận động đươc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã chi trên 281,160 tỷ đồng để hỗ trợ cất mới 2.235 căn nhà Đại đoàn kết (trong đó có 190 căn hỗ trợ cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số) với số tiền trên 103,3 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa 185 căn trị giá 2,6 tỷ đồng; thăm hỏi, tặng quà cho 353.536 lươt hộ nghèo với số tiền 109 tỷ đồng; trợ giúp khó khăn đột xuất cho 88.800 trường hơp với số tiền trên 28,5 tỷ đồng; trợ giúp học sinh học tập cho 32.740 em với số tiền gần 3,6 tỷ đồng; hỗ trợ khám bệnh cho 6.974 trường hợp với số tiền trên 2,6 tỷ đồng; thực hiện chương trình an sinh xã hội trên 31,389 tỷ đồng.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tỉnh An Giang
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và cộng đồng” cùng với cả nước phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
Đồng thời, tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1 - 1,2%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%.
Phong trào phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của tỉnh, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới. Huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
UBND tỉnh An Giang yêu cầu thực hiện phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, Ủy ban MTTQ và tổ chức chính trị xã hội. Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân…
Chí Tâm
TAG:
thực hiện
phong trào
thi đua “Vì người nghèo
không để ai bị bỏ lại phía sau”
năm 2023