An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
5 năm, Hội người mù Hà Nội giải quyết việc làm cho 5.685 lao động nhờ vốn tín dụng chính sách
02:37 PM 06/12/2018
(LĐXH) Trong nhiệm kỳ IX ( 2013 - 2018), Hội người mù TP Hà Nội đã quản lý số vốn gần 32,8 tỷ đồng từ các nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ của Trung ương Hội và Quỹ của tổ chức ADRA, đã cho 1.137 hộ vay và giải quyết việc làm cho 5.685 người lao động.

Hiện nay, Hội người mù thành phố Hà Nội có 6.296 hội viên thường xuyên tham sinh  hoạt. Bám sát nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, Nghị quyết của Trung ương Hội, Thành Hội,  Hội người mù Thành phố Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, củng cố tổ chức Hội, nâng cao vai trò đại diện, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của người mù Thủ đô.

Cùng với việc đoàn kết, tập hợp người khiếm thị vào tổ chức Hội, Hội người mù TP Hà Nội còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần, chăm lo lợi ích, nhu cầu thiết thực của hội viên, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền và chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tạo cơ chế, chính sách và nguồn lực cho công tác Hội.

Hội người mù TP Hà Nội là đơn vị đi đầu trong hệ thống tổ chức Hội người mù toàn quốc về công tác quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả  tích cực, góp phần tích cực vào thành tích xóa đói giảm nghèo chung của toàn thành phố. Hội đã tổ chức hội nghị tập huấn về công tác vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, phối hợp với Hội người mù TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo về phương pháp bảo đảm đầu ra cho sản phẩm thủ công của người khiếm thị; và tổ chức một số cuộc tọa đàm, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác vay vốn tại các Hội thành viên.

Một lớp học làm chổi đót của người khiếm thị
(Ảnh minh họa)

Thành hội người mù Hà Nội và các tổ chức thành viên đã rà soát số hộ nghèo, cận nghèo có hội viên sinh sống, phân tích nguyên nhân nghèo và nhu cầu giúp đỡ để có các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Với các biện pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của thể của người khiếm thị, các tổ chức thành viên đã vận động xã hội hóa, giúp đỡ hội viên thoát nghèo, trong đó tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 128 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.897 lượt người khiếm thị, tập trung vào các đào tạo các nghề: Mây tre giang đan, trồng nấm, nuôi bò sinh sản, xoa bóp, tẩm quất... Sau khi học nghề, nếu hội viên có nhu cầu sẽ được vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản xuất.

Việc dạy nghề, truyền nghề - một trong những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ người mù phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tiếp tục được thực hiện tại trụ sở của các hội thành viên và ngay tại các cơ sở sản xuất của người khiếm thị Hà Nội. Đặc biệt, Trung tâm dạy nghề trực thuộc Hội người mù Hà Nội đã kiện toàn tổ chức, bộ máy hoạt động với đủ số lượng biên chế được giao, chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo qui định. Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức các lớp đào tạo giáo viên dạy nghề tẩm quất; các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng mềm, tư vấn pháp luật, vận động chính sách, tác động cột sống, hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh cho hàng trăm học viên khiếm thị. Bên cạnh đó, Hội còn tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên trên toàn thành phố, đồng thời tổ chức các hội thảo về nghề của người khiếm thị nhằm tìm ra hướng đi và biện pháp cho hoạt động dạy nghề của Hội; phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Thành đoàn Hà Nội tổ chức đào tạo cho 120 cán bộ hội về nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp cho người khiếm thị.

Hiện nay toàn Hội đã có 29 hợp tác xã và tổ hợp tác tập trung. Mỗi năm các cơ sở này đã sản xuất và tiêu thụ 9.680 kg tăm, 5.500 chiếc chổi các loại. Một số tổ chức thành viên và hợp tác xã đã thí điểm khá thành công việc sản xuất các mặt hàng thủ công như thảm, túi xách bằng vải vụn làm phong phú thêm các sản phẩm và giải quyết việc làm cho thêm nhiều lao động.

Mỹ Linh

TAG:
Tin khác
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’
Thị trường bưởi, quất cảnh 'vỉa hè' ảm đạm
Đọ dáng linh vật Tết Ất Tỵ: “Bé Na” nào sẽ đăng quang?
Những khu giải trí từng hot nhất Hà Nội: Hoàng kim rồi vụt tắt
“Bữa ăn hạnh phúc” cùng 662 phần quà được trao cho học sinh trường Khao Mang
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”