Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
136 xã đã xây dựng và vận hành thành công hệ thống bảo vệ trẻ em
08:39 AM 07/12/2021
LĐXH- Ngày 6/12, Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổ chức Good Neighbors (GNI) tổ chức Hội thảo "Bảo vệ trẻ em – Từ phòng ngừa đến hỗ trợ". Tham gia chương trình có bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em; bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); đại diện tổ chức GNI Việt Nam, cùng nhiều đại biểu từ các đơn vị liên quan tham dự dưới hình thức trực tuyến.

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động phối hợp giữa Cục Trẻ em và Tổ chức GNI, nhằm chia sẻ những kết quả đã đạt được trong quá trình phối hợp giữa hai bên. Đồng thời, hướng tới mục tiêu giới thiệu và triển khai các chương trình giáo dục, hỗ trợ thực tiễn cho trẻ em trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Chính phủ đối với công tác trẻ em. “Trong năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình liên quan tới công tác trẻ em. Trước hết, có thể kế đến Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 đã đề ra được 4 nhóm nhiệm vụ cụ thể cùng 24 chỉ tiêu, đặc biệt là nhóm chỉ tiêu liên quan tới giáo dục, bảo vệ và phát triển toàn diện của trẻ em”, bà Nguyễn Thị Nga cho biết.

Bên cạnh Chương trình hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030, Chính phủ đã ban hành thêm 02 Chương trình quốc gia liên quan tới trẻ em đó là: Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 – 2025, định hướng tới 2030 nhằm bảo vệ đảm bảo cho trẻ em có một tương lai tươi sáng; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 – 2030 cũng nhằm bảo vệ, xây dựng một môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở nước ta.

Chia sẻ về Hệ thống và cấp độ bảo vệ trẻ em, một số kết quả công tác bảo vệ trẻ em ở nước ta, đại diện Cục Trẻ em cho biết, từ năm 2008, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UNICEF và các tổ chức liên quan xây dựng, vận hành Hệ thống bảo vệ trẻ em thành công tại 136 xã của 30 huyện thuộc 15 tỉnh/thành phố. Cùng với đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các quyết định hướng tới bảo vệ trẻ em như Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em đẩu tiên của Việt Nam (Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/2/2011); Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015); Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017); …

Hiện nay, hệ thống tổ chức Bảo vệ trẻ em ở Việt Nam đã được triển khai đầy đủ ở tất cả các cấp, ở Trung ương đã thành lập Ủy ban quốc gia về Trẻ em (tháng 6/2017). Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em, thành lập Ban điều hành, Nhóm liên ngành bảo vệ trẻ em ở 57/63 đơn vị cấp tỉnh, 662/712 (đạt 92,9%) đơn vị cấp huyện và tại cấp xã là 9.837/11.160 (đạt 88,15%) đơn vị. Trong giai đoạn từ 2015 - 2019, có 8.337 em đã được địa phương hỗ trợ, can thiệp, chiếm 95,72% tổng số trẻ em bị xâm hại được các địa phương phát hiện.

Trưởng đại diện GNI chia sẻ thông tin về hệ thống bảo vệ trẻ em

Luật Trẻ em năm 2016 quy định, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ: Phòng ngừa; Hỗ trợ; Can thiệp. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em. Theo chia sẻ tại Hội thảo, thông qua các ý kiến, những câu chuyện, các đại biểu đều cho rằng, để bảo vệ trẻ em tốt nhất cần trang bị. cho các em các kỹ năng để bảo vệ mình.

Ông Vũ Sơn Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) Hải nêu một câu chuyện tại địa phương. Một nữ học sinh lớp 7 học khá tốt nhưng bỗng dưng nghỉ học 1 tuần mà không có lý do. Giáo viên đã đến tận nhà tìm hiểu và được biết em là chị của 4 em nhỏ trong một gia đình rất khó khăn, bố nghiện rượu, một mình mẹ lam lũ làm việc nuôi cả gia đình, em phải nghỉ học để phụ mẹ làm việc nhà. Bố của em đã nhận tiền và đồng ý gả con gái cho người ta.

Sau khi tìm hiểu và biết hoàn cảnh của em, nhà trường phối hợp chính quyền địa phương đưa bố đi cai nghiện rượu và tạo việc làm. Đồng thời vận động em tiếp tục đến lớp, nhà trường sẽ đồng hành và hỗ trợ em trong khả năng có thể. “Các trường hợp trẻ em gặp khó khăn cần được phát  hiện và hỗ trợ kịp thời đẻ phòng ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn. Để làm tốt điều này, nhận thức của người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đóng một vai trò quan trọng. Khi người lớn, người có trách nhiệm nhận thức tốt được quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em thì việc giáo dục, trang bị kỹ năng cho trẻ em được thực hiện tốt hơn, gần gũi với trẻ em hơn”, ông Hải nói.

Cũng theo thông tin từ ông Hải, với sự hỗ trợ của GNI, địa phương đã thực hiện các dự án như: Trẻ em không phải là cô dâu; Cung cấp các kiến thức và kỹ năng sống, chăm sóc sưc skhoer sinh sản cho học sinh THCS; Truyền thông về phòng chống tảo hôn; Hỗ trợ tram y tế các kiến thức, kỹ năng thám vấn, tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em và người dân về Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Ông Hải cho rằng, huyện Quang Bình nói riêng và các địa phương miền núi cần được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn. Bởi hiện các nhà trường thiếu các chương trình giáo dục quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em. Bộ GD&ĐT cần có chủ trương tích hợp trong các chương trình khác nhưng chưa có chương trình và quy trình rõ ràng. Các trường tự mò mẫm nội dung và cách thức triển khai hoạt động nên thiếu tính chuyên môn, sáng tạo. Trong khi đó giáo viên chưa đủ kiến thức về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, chưa hiểu biết về tầm quan trọng của việc gíao dục quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em. Học sinh dân tộc thiểu số, nhận thức hạn chế, kinh tế khó khăn việc truyền thông về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em gặp những khó khăn nhất định so với vùng khác. 

Trưởng nhóm Giáo dục và Bảo vệ trẻ em, GNI Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, quá trình GNI hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thành lập 4 phòng Tham vấn học đường 3C (chuyên môn, chuyên nghiệp và chuyên trách); xây dựng chương trình giáo dục giới tính toàn diện với các nội dung bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản (tảo hôn, xâm hại tình dục, mang thai trẻ em) tại các tỉnh Thanh Hoá, Hà Giang, Tuyên Quang… cho thấy, mặc dù đã có quy định tuy nhiên các trường và giáo viên vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục phòng ngừa, trong đó có quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong nhà trường.

Từ thực tế này, bà Mai đề xuất ngành giáo dục cần xây dựng các chương trình giáo dục phòng ngừa, trong đó có chương trình giáo dục quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em có sự thống nhất về nội dung nhưng đồng thời có tính sáng tạo, đổi mới về hình thức. Đồng quan điểm, ông Tuấn cho rằng, cần tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao kiến thức cho giáo viên trong nhà trường; đồng thời xây dựng các chương trình giáo dục phòng ngừa, trong đó có chương trình giáo dục quyền trẻ em, bảo vệ vệ trẻ em mang tính kế thừa và phát triển giữa các cấp học, theo từng độ tuổi.

Đăng Doanh

TAG:
Tin khác
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Lào Cai: Tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
An Giang chú trọng tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật