An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Yên Bái: Huyện Lục Yên vượt kế hoạch 54 hộ nghèo
10:32 AM 10/11/2020
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai nhiều biện pháp phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Hyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư từ Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình tín dụng, các chính sách hỗ trợ; đẩy mạnh triển khai các dự án phát triển sản xuất, các dự án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng, phát triển đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ kinh doanh, khởi nghiệp; giải quyết nhà ở, nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh; triển khai các chế độ, chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tiền điện; trẻ em từ 3 đến 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa, được cấp bù học phí; người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn…
Nhờ đó, năm 2020 toàn huyện giảm 1.524 hộ nghèo, so với kế hoạch đề ra 1.470 hộ thì tỷ lệ giảm nghèo của huyện đạt 5,34%, vượt kế hoạch 54 hộ, tương đương vượt 0,14%. Số hộ nghèo hiện còn của huyện là 1.712 hộ chiếm 5,9%.
Nhiều mô hình chăn nuôi của huyện Lục Yên cho hiệu quả kinh tế cao
Hiện Lục Yên có 15 xã và 15 thôn, bản của 8 xã vùng II được đầu tư của Chương trình 135. Từ năm 2011 - 2018, toàn huyện đã đầu tư xây dựng trên 200 công trình kết cấu hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số, miền núi với kinh phí gần 167 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện nhiều dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. 
Thống kê cho thấy, giai đoạn 2012 - 2018, Lục Yên đã huy động được hơn 345 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước là gần 190 tỷ đồng, vốn vay (WB) trên 138 tỷ đồng, nguồn lực huy động xã hội trên 17 tỷ đồng. 
Năm 2012, số hộ nghèo toàn huyện là trên 8.200 hộ, chiếm tỷ lệ 32,34%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 7.700 hộ, đến năm 2018 số hộ nghèo toàn huyện là hơn 5.300 hộ, chiếm tỷ lệ 18,76%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số gần 5.000 hộ. Qua đánh giá ở các giai đoạn, địa phương giảm nghèo đạt trên 5%/năm.
Cùng đó, huyện thực hiện một số chính sách hỗ trợ công tác giảm nghèo như chính sách vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, giai đoạn 2012 - 2018 đã có trên 11.200 lượt hộ vay vốn với tổng số tiền trên 351,4 tỷ đồng. 
Chính sách hỗ trợ y tế đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 549.584 lượt người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Về giáo dục, đã hỗ trợ chi phí học tập cho 89.420 lượt học sinh, tổng kinh phí trên 34 tỷ đồng. Từ năm 2016 - 2018, hỗ trợ tiền điện cho trên 13.200 lượt hộ, tổng kinh phí trên 7,7 tỷ đồng, hỗ trợ cho 579 hộ làm nhà ở, kinh phí gần 29 tỷ đồng. 
Bộ mặt của huyện Lục Yên ngày càng khởi sắc
Mường Lai là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện Lục Yên, ông Hoàng Văn Mới - Chủ tịch UBND xã cho biết: Các chương trình dự án, chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2012 - 2018 trên địa bàn giảm theo từng năm: năm 2012, toàn xã có 594 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,22%; năm 2018, chỉ còn 274 hộ, chiếm tỷ lệ 15,4%. Thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng tăng hàng năm; tỷ lao động trong độ tuổi đạt 62,7% dân số.
Các chương trình, chính sách giảm nghèo thực hiện theo phương châm "Nhà nước hỗ trợ vốn, nhân dân là chủ thể thực hiện trực tiếp”, nhiều chương trình, dự án phát huy hiệu quả với các mô hình như trồng cam Vinh, chăn nuôi trâu, bò, gà, cá... đem lại thu nhập cao cho người dân. Các chương trình, dự án thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ sâu rộng và nhận được sự đồng thuận của nhân dân, từng bước thay đổi tư tưởng của người dân trong chủ động, tự lực phấn đấu vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Để công tác xóa nghèo đạt hiệu quả cao, trong những năm tới, huyện Lục Yên tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới để giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, coi đây là giải pháp then chốt để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội./.
Hồng Anh
TAG:
Tin khác
An Giang: Đa dạng các hoạt động truyền thông thúc đẩy công tác bình đẳng giới
An Giang: Tăng cường phối hợp thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Phát huy bình đẳng giới trong một số cơ quan, đơn vị ở An Giang
Đẩy mạnh trợ giúp, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người khuyết tật
Thành phố Long Xuyên: Đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn
Lan tỏa những câu chuyện về hành trình vượt khó và mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về
Nhóm “Thiên Thanh” – Hành trình của 4 cô gái tài năng từ 4 miền quê Việt Nam
Huyện Phú Tân: Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng
An Giang: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được phát triển bình đẳng và toàn diện