An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Yên Bái đẩy mạnh phát triển công tác xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2030
02:59 PM 08/11/2021
(LĐXH)- Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện vẫn còn những đối tượng yếu thế và nhu cầu được sử dụng các dịch vụ công tác xã hội là rất lớn. Thực tế này đòi hỏi nghề công tác xã hội cần phát triển mạnh và tiếp tục có bước chuyên nghiệp, góp phần hướng đến sự công bằng, bình đẳng cho mọi người yếu thế trong xã hội.
Chăm sóc đối tượng tại Trung tâm CTXH và BTXh tỉnh
Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030 do UBND tỉnh ban hành đề ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các cấp, các ngành phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2025, đạt ít nhất 40% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội.
Ít nhất có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.
Đạt cơ cấu tối thiểu 40% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so với năm 2020.
Bảo đảm ít nhất 85% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh có đủ điều kiện được trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
Từ năm 2026 đến năm 2030, có 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội.
Đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 30% so với năm 2025.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 40% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan.
Bảo đảm ít nhất 90% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh có đủ điều kiện được trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Cụ thể: Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác xã hội; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội.
Cùng với đó, phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025, xây dựng 01 mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh; nghiên cứu đề xuất thí điểm xây dựng một số mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn, mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh.
Giai đoạn 2026 - 2030, duy trì, nâng cấp, nhân rộng các mô hình đã xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, trại giam và xã, phường, thị trấn.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội./.
Hà Dương
TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công