Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Yên Bái: Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng nâng cao
02:41 PM 09/08/2018
(LĐXH)- Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động tại Yên Bái.
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 14 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, có 90% số lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Bước đầu, công tác dạy nghề mang lại hiệu quả nhất định, nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh giảm từ 69,44% (năm 2015) xuống còn 66,90% (năm 2017), góp phần xóa đói, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Lớp dạy nghề sửa chữa máy nông cụ tại xã Bạch Hà, huyện Yên Bình
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt kế hoạch, có nhiều mô hình sản xuất điển hình như: Sản xuất rau an toàn tại các xã Tuy Lộc, Âu Lâu (TP Yên Bái); trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Ðồng, Báo Ðáp… Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ đào tạo nghề cho 88.000 lao động nông thôn. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm trên các phương tiện truyền thông, đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo thực hành, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình và thời gian đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tế và nhu cầu của người học.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự sâu rộng, hình thức tuyên truyên chưa phong phú. Do nhận thức của lao động nông thôn tại một số nơi còn hạn chế, một phần do tâm lý người lao động không muốn đi làm xa.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, tổ chức lớp chưa đúng thời điểm, việc thực hiện kế hoạch đào tạo gặp nhiều khó khăn, phải điều chỉnh nhiều lần. Số lao động được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 hàng năm còn ít; cơ cấu đào tạo nghề cho lao động nông thôn không thực hiện đúng chỉ đạo của tỉnh; chưa có sự liên kết, đào tạo có địa chỉ các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương với thu nhập ổn định (Ảnh: Nhân dân)
Hiệu quả công tác đào tạo nghề chưa tác động nhiều đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động.
Trong những năm tiếp theo, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025" gắn với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp, tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm trên các phương tiện thông tin truyền. Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo thực hành, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình và thời gian đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nhu cầu của người học./.
PV
TAG:
Tin khác
Nhìn lại công tác Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững ở An Giang
An Giang tăng cường kết nối thông tin, tạo việc làm cho người lao động
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang): Chủ động thu thập thông tin người lao động, góp phần giúp người nghèo tìm kiếm việc làm
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Hiệu quả từ Tiểu dự án 3 về giải quyết việc làm bền vững ở Sóc Trăng
Tuyên Quang: Thực hiện chặt chẽ  việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động
Quảng Ninh thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật  thông tin về người lao động và nhu cầu tuyển dụng