Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Xanh hóa đào tạo nghề là nhu cầu tất yếu của sự phát triển
03:32 PM 26/10/2017
(LĐXH) - Sáng 26-10, Tại Đồng Nai, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) phối hợp với Chương trình hỗ trợ đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt- Đức (GIZ) và UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo có chủ đề “Xanh hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của nền kinh tế xanh”.

Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh Đồng Nai Huỳnh Văn Tịnh  phát biểu tại hội thảo

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp cùng lãnh đạo Sở LĐ-TBXH, các trường nghề khu vực phía Nam và một số trường đang được thực hiện dự án GIZ dự hội thảo.

Phát biểu trong Hội thảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp đánh giá cao sự hợp tác và những kết quả bước đầu của chương trình hỗ trợ đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam trong thời gian qua của GIZ. Lãnh đạo UBND tỉnh và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, trong xu thế phát triển và hội nhập, nền kinh tế xanh đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để có nền kinh tế xanh phải có nguồn nhân lực chất lượng xanh, đáp ứng nhu cầu phát triển. Việc GIZ đã hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực trong thời gian vừa qua thể hiện sự cam kết giữa chính phủ hai nước trong việc hỗ trợ đào tạo nghề chất lượng cao, đào tạo nhân lực xanh phục vụ phát triển vừa tạo điều kiện cơ sở để nhiều đơn vị dạy nghề tiếp cận mô hình xanh hóa trong đào tạo.

“Xanh hóa” đào tạo nghề hay “Tiến trình đào tạo xanh” là một khái niệm còn rất mới ở Việt Nam. “Khi đề xuất đến khái niệm này, rất nhiều người cho rằng đó là các chương trình dạy các nghề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…thật ra không hoàn toàn như vậy mà “tiến trình đào tạo xanh” đang được thực hiện trong quá trình đào tạo nghề ở các cơ sở dạy nghề tại Việt Nam”, TS Klaus- Dieter Mertineit, chuyên gia tư vấn quốc tế trình bày tại hội thảo.

Được biết, tại Đồng Nai hiện tổ chức GIZ đang hỗ trợ 4 nghề đào tạo theo tiêu chuẩn Đức gồm: Kỹ thuật viên cơ khí xây dựng, kỹ thuật viên điện tử công nghiệp, cắt gọt kim loại công nghệ cao và cơ điện tử tại Cao đẳng nghề Công nghệ quốc tế Lilama 2. Hỗ trợ thực hiện mục tiêu xanh hóa trong đào tạo đến năm 2020 tại Cao đẳng nghề Cơ giới và thủy lợi đã và đang đạt kết quả bước đầu. 4 nghề tại trường Lilama 2 đã được Phòng Thương mại Posdam cấp thư xác nhận đạt tiêu chuẩn Đức. Mục tiêu xanh hóa trong đào tạo đang được thử nghiệm tại Cao đẳng nghề Cơ giới và thủy lợi.

Đại diện các trường, cơ sở đào tạo nghề chia sẻ nhiều thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án đồng thời mong muốn trong khuôn khổ của chương trình hợp tác, GIZ sẽ hỗ trợ các trường đào tạo nghề về chuyên gia kỹ thuật, kinh nghiệm trao đổi, làm việc để doanh nghiệp tích cực vào cuộc cùng các trường mới mang lại hiệu quả cao.

Nguyệt Hà

 

TAG:
Tin khác
1.337 cơ hội việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan
Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan thành phố Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Đưa lao động Việt Nam sang Canada làm việc theo kế hoạch bài bản
Thời gian nộp hồ sơ, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025
Hơn 2.700 vị trí việc làm tại Ngày hội việc làm lần 2-2024 tại TP.Thủ Đức
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng