An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa nỗ lực sản xuất an toàn trong các khu công nghiệp.
09:31 AM 03/06/2021
(LĐXH) - Đứng trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và có thể có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nhất là trong khu công nghiệp, doanh nghiệp tập trung đông lao động... đặt ra cho Chính phủ, các cơ quan quản lý, các tỉnh, thành phố và cả hệ thống chính trị một vấn đề rất lớn, là vừa đảm bảo phòng, chống dịch, đồng thời đảm bảo sản xuất an toàn.
Từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các khu công nghiệp đã tăng cường công tác an toàn người lao động.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và lây nhiễm trong cộng đồng, tại nơi làm việc, nhất là trong khu công nghiệp, doanh nghiệp tập trung đông lao động hiện nay, đặc biệt tại Bắc Giang với gần 2200 ca mắc, Bắc Ninh gần 1000 ca mắc, và tại hai thành phố lớn nhất cả nước là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các trung tâm sản xuất công nghiệp của nước ta như Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai tình hình dịch bệnh cũng đang lây nhiễm với diễn biến rất phức tạp, khó lường, đặt ra cho các địa phương và Chính phủ, các cơ quan quản lý và cả hệ thống chính trị một vấn đề rất lớn, là vừa đảm bảo phòng, chống dịch, đồng thời đảm bảo sản xuất an toàn.

Được sự chấp thuận từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành Quyết định số số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành Hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động, ngày 14 tháng 8 năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, người sử dụng lao động và người lao động nghiêm túc triển khai Quyết định và phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp triển khai việc phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, tiến hành kiểm tra việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao trên địa bàn quản lý. 

Nhận ra được tầm quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho lao động, Bộ LĐ-TB&XH cũng tăng cường chỉ đạo đối với các địa phương việc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nơi tập trung nhiều lao động cần phải được đánh giá thường xuyên về nguy cơ lây nhiễm và tham gia xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19; kiểm soát chặt đối với lao động là chuyên gia nước ngoài, NLĐ trong các ký túc xá, nhà trọ. Tại các địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp (KCN), DN, nơi tập trung nhiều lao động.

Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp các cấp đoàn hướng dẫn, vận động, khuyến khích các DN thành lập các Tổ an toàn Covid-19 để tuyên truyền, vận động người lao động tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc; chia sẻ, hỗ trợ các lao động và cả con em lao động đang phải cách ly và gặp khó khăn, giãn việc.

Xét nghiệm Covid-19 cho người lao động tại khu công nghiệp.

Với tình thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải phòng, chống từ sớm, từ xa, từ trước khi có dịch với phương châm 5K + vaccine và kết hợp giải pháp công nghệ; tăng cường áp dụng công nghệ cao kiểm soát an toàn COVID-19, các doanh nghiệp trong KCN, KCX, nơi tập trung nhiều lao động cần phải được đánh giá thường xuyên về nguy cơ lây nhiễm và tham gia xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19; kiểm soát chặt đối với lao động là chuyên gia nước ngoài, NLĐ trong các ký túc xá, nhà trọ bởi các phần mềm, bộ công cụ đang được Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu sử dụng, như: doanh nghiệp phải cập nhật thường xuyên kết quả đánh gia nguy cơ lây nhiễm COVID-19 lên Bản đồ an toàn COVID-19, sử dụng bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc đang được các Bộ LĐ-TB&XH và các Sở LĐ-TB&XH triển khai theo Quyết định số 2194/QĐ – BCĐQG.

Đối với các trường hợp người lao động mắc COVID-19 tại nơi làm việc, hiện nay đang được đảm bảo chi phí điều trị từ ngân sách nhà nước, ngoài ra khi bị suy giảm khả năng lao động, sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động, tiền lương trong thời gian điều trị; người lao động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly, giản cách xã hội để phòng ngừa lây nhiễm, đều có chính sách về tiền lượng, chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, như tiêm vaccine, cách ly tập trung.   

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội cũng sẽ được hộ trợ các giải pháp phòng ngừa COVID-19 cho người lao động, giúp  bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

Lê Minh.

TAG:
Tin khác
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang