Lao động
Trang chủ / Lao động / Lao động
Vĩnh Long: Đa dạng các hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp
10:35 AM 24/07/2024
(LĐXH) – Cùng với nhiều hoạt động hướng tới thực hiện hiệu quả chính sách BHTN, Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long chú trọng đa dạng các hình thức tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung vào truyền thông, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin bảo hiểm thất nghiệp…
Lễ bế giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp do Trung tâm tổ chức
Tiếp đó, 6 tháng qua, Trung tâm thực hiện công tác tuyên truyền trọng điểm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại 05 đơn vị sử dụng lao động, ký kết lại hợp đồng với 04 cơ sở đào tạo nghề cho lao động bảo hiểm thất nghiệp.  Tổ chức tập huấn cho viên chức, người lao động của Trung tâm về Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về bảo hiểm thất nghiệp cũng như phối hợp với các cơ sở đào tạo trong việc kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ học nghề. 
Đặc biệt, Trung tâm chú trọng công tác thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh thông qua hình thức trực tiếp, Cổng DVC Quốc gia; đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ cho người lao động… tăng cường phối hợp đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp. Hiện nay ngoài các ngành nghề đang được triển khai, Trung tâm còn phối hợp với 04 cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phối hợp, liên kết đào tạo ở một số cấp độ. Thường xuyên giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ các cơ sở thực hiện đúng các quy định về đào tạo nghề.  
Đảm bảo công tác lưu trữ, an toàn trong quá trình di dời địa điểm làm việc và hồ sơ BHTN (năm 2010 đến năm 2023) từ cơ sở phường 8 (Trường Cao đẳng Vĩnh Long) về trụ sở chính số 55 Mậu Thân, phường 3 ổn định vị trí làm việc sau một năm sửa chữa, nâng cấp… Trung tâm cũng Phối hợp Phòng Đào tạo - Thị trường việc làm tổ chức các phiên giao dịch việc làm kết hợp với Chương trình “Cà phê việc làm” định kỳ hằng tháng tại Chi nhánh Hòa Phú (06 phiên), Phường 3 (02 phiên) đồng thời tổ chức Chương trình tư vấn việc làm cho bộ đội xuất ngũ, Ngày hội việc làm tại huyện Bình Tân, Tam Bình, phiên Giao dịch việc làm cụm 04 xã cù lao (An Bình, Hòa Phước, Đồng Phú, Hòa Ninh) thuộc huyện Long Hồ.
Lao động thất nghiệp được đào tạo nghề để tìm cơ hội có việc làm mới
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long cùng còn một số khó khăn vướng mắc, một phần  do phần mềm bảo hiểm thất nghiệp bị lỗi trong quí I, gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết hồ sơ, nhất là trong công tác tổng hợp báo cáo, dự thảo các loại quyết định chấm dứt, thu hồi... và phải khắc phục bằng phương pháp thủ công, mất rất nhiều thời gian kiểm tra, thẩm định.
Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia còn một số hạn chế, điển hình là thông tin của người lao động chưa đầy đủ, chốt sổ bảo hiểm xã hội chưa chính xác với quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp, mất nhiều thời gian để liên hệ trao đổi và xác nhận thông tin của người lao động.
Với sự đoàn kết, nhất trí cao, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động cùng với nhiều giải pháp đồng bộ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long đang tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024./.
NHB
 
 
TAG: Vĩnh Long: Đa dạng các hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Tin khác
Sơn La: Hơn 22 nghìn lao động được giải quyết việc làm
Tiếp viên hàng không bỏ nghề về nuôi lợn kiếm tiền khủng
Đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển lao động
Quận Cầu Giấy hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho công nhân lao động đón Tết Ất Tỵ 2025
Thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng trong năm 2024
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM: Có 87/88 chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt so với yêu cầu đề ra
Phân tích các biến số vĩ mô và vi mô, chỉ ra cơ hội đầu tư tiềm năng trong thời gian tới
TP.HCM tăng cường kết nối cung – cầu giải quyết việc làm cho người lao động