Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Việc làm ổn định đảm bảo an sinh xã hội ở Ninh Thuận
07:11 PM 18/08/2024
(LĐXH) - Với nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, nhất là đã tập trung các giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho các hộ vay ốn ưu đãi phát triển sản xuất, ưu tiên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Ngay từ đầu năm, triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch triển khai Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững của Dự án 4; thực hiện thu thập thông tin người lao động năm 2024 theo Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH; phối hợp rà soát, đối chiếu kết quả thu thập, cật nhật thông tin vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở LĐTBXH cũng đã kịp thời chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) phối hợp với địa phương và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, truyền tải liên tục thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước, tổ chức giao dịch việc làm định kỳ và lưu động đến tận cơ sở, vùng sâu, vùng xa, để người lao động biết đăng ký nộp hồ sơ và tham gia. Tăng cường liên kết và mời các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn chủ yếu là lao động phổ thông cùng tham gia tư vấn tại sàn giao dịch việc làm cố định và lưu động đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp để cung ứng lao động kịp thời, giải quyết việc làm tại chỗ…

Trung tâm DVVL tổ chức các phiên giao dịch việc làm để chủ động kết nối cung - cầu việc làm cho người dân

Đối với địa phương có hơn 24% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), công tác lao động – việc làm cho đồng bào không chỉ đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ mà còn hướng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo.

Trong năm vừa qua, địa phương đã giải quyết việc làm cho 1.293 người DTTS, đưa 5 lao động là người DTTS đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển mới và dạy nghề 672 người DTTS tham gia học nghề. Thông qua các dự án hỗ trợ và chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể. Các dự án đào tạo nghề và hỗ trợ khởi nghiệp đã giúp tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động. Đây là minh chứng cho sự quyết tâm của chính quyền và sự chung tay của toàn xã hội trong việc nâng cao đời sống và tạo điều kiện phát triển bền vững cho đồng bào DTTS của tỉnh.

Đặc biệt, với vai trò đầu mối thông tin, cung cấp các dịch vụ về tìm việc làm, tìm người làm việc, Trung tâm DVVL Ninh Thuận đã tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động trên địa bàn, bao gồm các nhóm hưởng lợi từ chương trình mục tiêu giảm nghèo. Xuyên suốt các hoạt động này có sự hỗ trợ, phối kết hợp chặt chẽ của các địa phương, hội đoàn thể nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo.

Ông Trương Ngọc Thảo, Trưởng phòng Tư vấn – Giới thiệu việc làm chia sẻ các nội dung về nghề nghiệp gắn với giới thiệu giải quyết việc làm cho thanh niên tại tại xã Phước Thắng, huyện Bác Ái 

Đối với vấn đề việc làm cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm DVVL cho biết tỉnh Ninh Thuận xác định việc làm bền vững là một trong những điều kiện cơ bản để người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng có cơ hội đảm bảo sinh kế ổn định cuộc sống trong các điều kiện phải duy trì các phương thức lao động, sản xuất theo tập tục, văn hoá riêng biệt. Do đó, thời gian tới đây Trung tâm DVVL sẽ tiếp tục các hoạt động rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng chất lượng người lao động, nhu cầu học nghề nghiệp, nhu cầu việc làm của đồng bào DTTS trên địa bàn. Trên cơ sở chỉ đạo của các cấp ngành, Trung tâm sẽ có kế hoạch tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo nhu cầu gắn với việc tổ chức thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đối với người DTTS, người thuộc hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Công tác này cũng gắn kết với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS. Đặc biệt, sẽ tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực theo hướng ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ./.

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Hải Phòng hiện thực hóa Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
Quận Ngô Quyền: Trên 2.400 hộ thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lấy công tác huấn luyện đào tạo làm trọng tâm
Ngày lao động Việt Nam tại Nhật Bản: Mở rộng hợp tác lao động Việt - Nhật
Yên Bái: Chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định
    Kết nối giao thương, trưng bày và giới thiệu sản phẩm dược liệu
Vinamilk chiêu mộ hơn 100 nhân viên kinh doanh toàn quốc
Hỗ trợ việc làm, ổn định sinh kế góp phần giảm nghèo bền vững ở Tây Ninh
Tiền Giang: Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong giao dịch việc làm thuộc Dự án 4.3 “Hỗ trợ việc làm bền vững”