Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Vì sao lại có lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?
01:39 PM 18/01/2017
heo truyền thuyết, hằng năm Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi những việc thiện, ác của loài người. Vào 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo.

Sự tích ông Công ông Táo

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo, theo Wikipedia.

Sự tích kể rằng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Họ sống với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu.

Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. 

ong-cong-ong-tao(2)
Hình ảnh minh họa sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc - cưỡi cá chép lên chầu trời

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hằng năm, 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.


Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo

Theo truyền thuyết, hằng năm,các vị Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện, ác của loài người. Do đó, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

cung ong ta
Mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ trong ngày "Tết ông Công"

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công".

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra, còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ.

Những đồ "vàng mã" sẽ được đốt đi sau lễ cúng Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

tha ca chep
Thả cá chép là truyền thống của người Việt Nam trong ngày 23 tháng Chạp

Trong ngày Tết ông Công ông Táo, người Việt có tục làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời, theo Khoahoc.tv.

Trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Theo tintuc.vn

TAG:
Tin khác
Today U Wear: Những thiết kế thời trang Pickleball được săn đón
Quế Anh, Siu Black bị cắt ghép hình ảnh giảm béo
Tài tử Trung Quốc được giải thoát khỏi đường dây buôn người
Đan Trường và vợ doanh nhân: Ly hôn ba năm vẫn đồng hành
Hòa Minzy nhập viện cấp cứu
Sơn Tùng - Hải Tú đi từ thiện ở Làng Nủ
Nhất Hương làm Bánh điêu khắc 3D gửi lời chúc tới Nguyễn Xuân Son bằng thơ Lục Bát
Chuỗi phim Ghibli khuấy đảo phòng vé ra rạp chiều lòng fan phim anime
Vợ chồng tỷ phú Bích Tuyền quyết kiện Đàm Vĩnh Hưng đến cùng