Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Tuyên Quang: Đào tạo nghề cho trên 30.000 lao động nông thôn
04:22 PM 04/07/2018
(LĐXH) - Thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã đào tạo nghề cho trên 30.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo đạt hơn 70%.
Những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Tuyên Quang đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020" trên địa bàn. Theo đó, cùng với những giải pháp đồng bộ và mang tính bền vững tăng thu nhập của lao động nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan mà nòng cốt là Sở Lao động – TBXH triển khai các giải pháp cụ thể, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề với quy hoạch sản xuất và những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của từng huyện, xã. Các nội dung hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững phải gắn với các lớp dạy nghề cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Lao động nông thôn tham gia học nghề điện dân dụng
Trao đổi với chúng tôi, bà Lý Thị Hải Hiền, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động – TBXH), cho biết: Để việc triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tuyên Quang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" từ cấp tỉnh đến cơ sở; bổ sung 1 biên chế chuyên trách quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố. Tỉnh ban hành quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn; đồng thời, tỉnh lựa chọn ngành, nghề, quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phải đảm bảo các điều kiện, như: đối với người học, chỉ dạy nghề cho người học phải dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học; đối với cơ sở dạy nghề, liên hệ và giới thiệu việc làm cho lao động, đảm bảo trên 70% người học có việc làm sau khi học nghề, ký hợp đồng với các doanh nghiệp để nhận lao động vào làm việc khi hoàn thành khoá học; tổ chức nhân rộng và xây dựng các mô hình dạy nghề. Tiến hành sáp nhập và bổ sung nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề cho trung tâm dạy nghề các huyện để ưu tiên dạy nghề ở những vùng chuyên canh, các xã xây dựng nông thôn mới, các điểm di dân tái định cư Dự án Thủy điện Tuyên Quang.
Toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 1 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 12 cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Trong 2 năm trở lại đây, tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ và học nghề là hơn 8.500 người (dạy nghề lĩnh vực nông nghiệp là 6.304 người, lĩnh vực phi nông nghiệp là 2.219 người), gồm: 4.566 người là đối tượng lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; 413 đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo và đối tượng lao động nông thôn khác 3.544 người. Số lao động học xong gắn với tạo việc làm đúng nghề sau đào tạo là 6.400 người, đạt 75,09%; trong đó, số được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm 200 người, tự tạo việc làm 6.268 người, số thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất 7 người, 107 hộ thoát nghèo  hộ và 1.424 người có thu nhập khá. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng có trên 20 mô hình lao động nông thôn sau khi học nghề tạo được việc làm, trong đó có 12 mô hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 8 mô hình lĩnh vực phi nông nghiệp, các mô hình đều cho thu nhập với mức trung bình từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Hiện nay, việc đào tạo nghề ở nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang được thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, tức là dạy nghề giữa lý thuyết và thực hành song song với nhau nên đã giúp các học viên dễ hiểu, dễ áp dụng kiến thức vào thực tế, nhất là đối với lao động là người dân tộc thiểu số. Cùng với đó, đào tạo nghề theo nhu cầu của người học cũng được gắn với những tiềm năng thế mạnh của địa phương. Từ đó, tạo cơ hội cho người lao động sau khi học nghề có thể áp dụng ngay những kiến thức đã học để phát triển kinh tế gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, trong thời gian tới, Sở Lao động - TBXH sẽ tăng cường phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn về tầm quan trọng của việc học nghề. Chỉ đạo các phòng Lao động - TBXH, các trung tâm dạy nghề huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, giới thiệu các lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động. Trong đó, chú trọng những ngành, nghề đã và đang được duy trì, phát triển ở các địa phương, từ đó thu hút học viên tham gia học nghề nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Nhìn lại công tác Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững ở An Giang
An Giang tăng cường kết nối thông tin, tạo việc làm cho người lao động
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang): Chủ động thu thập thông tin người lao động, góp phần giúp người nghèo tìm kiếm việc làm
Quảng Trị tập trung thực hiện Tiểu dự án về hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình giảm nghèo
An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động
Long An: Đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Hiệu quả từ Tiểu dự án 3 về giải quyết việc làm bền vững ở Sóc Trăng
Tuyên Quang: Thực hiện chặt chẽ  việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động
Quảng Ninh thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật  thông tin về người lao động và nhu cầu tuyển dụng