Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trường trung cấp nghề số 10 tỉnh Thừa Thiên Huế: Địa chỉ tin cậy của người lao động
11:09 AM 10/05/2017
(LĐXH) – Nhờ có kỹ năng đào tạo bài bản, hàng chục nghìn học sinh tại trường Trung cấp nghề số 10 đã có công ăn việc làm ổn định khi ra trường.

Trải qua 25 năm hình thành, phát triển và 10 năm thành lập, trường Trung cấp nghề số 10 tỉnh Thừa Thiên - Huế nay đã trở thành một địa chỉ uy tín chuyên dạy nghề cho người lao động. Từ một trung tâm dạy nghề ngắn hạn với số lượng cán bộ đếm trên đầu ngón tay, năm 2007, Trung tâm đã được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng thành Trường Trung cấp nghề số 10 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, giúp cho hàng chục nghìn học sinh có công ăn việc làm ổn định khi ra trường.

Th.s. Lê Hòa, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề số 10 (bên phải) nhận cờ thi đua của Tổng LĐLĐVN.

Từ những năm 1990, xuất phát từ thực tế nhiều thanh niên ở nông thôn có nhu cầu về học nghề, cần được đào tạo bài bản, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đề xuất với địa phương thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn. Thời điểm đó, trung tâm được sự tài trợ của Công đoàn vùng Emilia Romagna - Italia, nên hoạt động có phần thuận lợi. Qua các thời kỳ hoạt động và đổi nhiều tên gọi, đến năm 2007, Tổng LĐLĐVN quyết định "nâng" trung tâm dạy nghề thành Trường Trung cấp nghề số 10.         
Ngay trong năm học đầu tiên sau khi thành lập (2007- 2008), nhà trường đã tổ chức tuyển sinh đào tạo hệ trung cấp nghề, may mắn là chỉ tiêu đặt ra vượt. Nhờ xác định đúng hướng và đào tạo có chất lượng, nên số lượng học sinh tìm đến đây ngày càng đông.     

Số lượng học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại trường Trung cấp nghề số 10 ngày càng đông

Đặc biệt, ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động, nhà trường dạy nghề và tự trang trải 100% kinh phí hoạt động. Điều này hiếm đơn vị nào làm được, vì việc tuyển sinh và duy trì học sinh rất gian nan. Nhưng nhờ kỹ năng giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên và đội ngũ quản lý, nên nhà trường đã chèo chống qua khỏi giai đoạn khó khăn và khẳng định được uy tín, thương hiệu. "Bí kíp" giúp duy trì được số lượng học sinh ổn định thời điểm đó, ngoài việc đào tạo chất lượng, nhà trường còn vận dụng việc liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên, từ đó giúp học sinh vừa học nghề, vừa được học văn hóa.     
Theo ông Lê Hòa - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 10, ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai khi tìm hiểu về trường là đều cảm phục trước những nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ nhà giáo ở đây. "Dù thu nhập không cao, nhiều người hoàn cảnh khó khăn, nhưng ai cũng vượt lên tất cả vì lòng yêu nghề. Mọi người đều luôn chung tay đoàn kết để xây dựng vun đắp cho nhà trường ngày càng lớn mạnh" - ông Lê Hòa, cho biết.    
Năm 2011, số lượng học sinh đăng ký vào trường học nghề tăng cao, trong lúc cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, nên Tổng LĐLĐVN phê duyệt đề án xây dựng Trường Trung cấp nghề số 10. Cùng với đó, Tổng LĐLĐVN, Tổng cục Dạy nghề đã đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại, tạo cho nhà trường cảnh quan sư phạm tốt nhất, từ đó chất lượng dạy nghề ở đây được nâng cao.
Nếu như năm học 2007-2008, nhà trường tuyển sinh được 5 lớp với 153 học sinh trung cấp nghề, thì đến năm học 2016-2017 là 15 lớp trung cấp nghề và liên thông cao đẳng nghề với 76 sinh viên, còn đào tạo ngắn hạn trên 6.500 học viên. Kết quả quá trình từ năm 2007-2017, chỉ với 30 cán bộ giáo viên nhưng đã đào tạo và liên kết đào tạo các loại hình được 18.942 học viên; tư vấn nghề - việc làm cho trên 10.000 lượt người; giới thiệu việc làm trong và ngoài nước 1.500 học sinh - lao động...    
Đặc biệt, nhà trường đã đào tạo hàng nghìn học sinh lao động với các nghề như: Cơ khí hàn, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, may thời trang, kỹ thuật chế biến món ăn, kế toán doanh nghiệp… đóng góp nguồn nhân lực rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch - công nghiệp của Thừa Thiên - Huế và các tỉnh lân cận.

NK

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo