Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp là cuộc thi được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức thường niên nhằm tạo ra sân chơi học thuật bổ ích, qua đó thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong học tập, nghiên cứu khoa học của Sinh viên, đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng, cơ hội học tập làm chủ cho sinh viên và xây dựng các nhóm sáng tạo, khởi nghiệp cũng như kết nối doanh nghiệp với sinh viên, tạo cơ hội cho các dự án tiềm năng gặp gỡ, tiếp cận các nhà đầu tư.
Sau thời gian phát động, ban tổ chức đã tiếp nhận hơn 100 bài thi đến từ 30 Trường Đại học Cao đẳng trên cả nước. Trải qua thời gian tiếp xúc, tập huấn cũng như lựa chọn những dự án có tính khả thi và khả năng triển khai trong thực tế, Ban giám khảo đã chọn lựa 60 dự án để bước vào vòng Bán kết Cuộc thi Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp năm 2023.
PGS.TS. Trần Thị Hồng - Phó Hiệu trưởng gừi lời chúc mừng đến các đội thi có mặt tại vòng Bán kết
Phát biểu khai mạc vòng Bán kết, PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã gửi lời chúc mừng đến các đội thi sẽ tham gia thi tại vòng Bán kết. Đồng thời, PGS.TS. Trần Thị Hồng cũng cho biết, cuộc thi cũng là tiền đề cho các ý tưởng sáng tạo, khả thi được các Mentor từ các doanh nghiệp tư vấn hỗ trợ, được nhà trường ươm tạo và triển khai thành các Startup. Từ cuộc thi này, các năm qua Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã ươm tạo nhiều dự án cơ hội trải nghiệm các cuộc thi cấp Bộ, Ngành và nhận được nhiều kết quả tích cực.
Vòng Bán kết được chia thành 4 bảng thi với 60 đội thi. Các đội thi sẽ thực hiện trưng bày sản phẩm và thuyết trình sản phẩm/dự án cũng như trả lời, phản biện các thông tin đến ban giảm khảo.
BGK đã làm việc công tâm, khách quan và công bằng để chọn ra những dự án có tiềm năng, tính khả thi để tranh tài tại vòng Chung kết
Là đội thi duy nhất đến từ trường THPT, thí sinh Văn Quỳnh Nhi (Trường TPHT Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, đội thi biết đến Cuộc thi Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp thông qua giáo viên hướng dẫn cũng như qua các kênh mạng xã hội. Chia sẻ về hành trình đến với cuộc thi, Nhi cho biết nhóm dự án mang đến sản phẩm Gel gội đầu và dưỡng tóc từ cây Ngải xanh – một loại thảo dược tại tỉnh Lâm Đồng. Nhi cho biết thêm, với sự tự tin cùng sản phẩm mới từ nguồn dược liệu dân gian sẽ giúp nhóm cạnh tranh cùng với các dự án khác tại cuộc thi, đồng thời hy vọng sẽ mang về cho mình chiếc vé vào vòng Chung kết.
BGK đã làm việc công tâm, khách quan và công bằng để chọn ra những dự án có tiềm năng, tính khả thi để tranh tài tại vòng Chung kết
Thí sinh Nguyễn Diễm Quỳnh Nhi (ngành Dược học – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) mang đến cuộc thi dự án Nghiên cứu và phát triển sản phẩm chăm sóc tóc từ các loại thảo dược. Theo Quỳnh Nhi, nhóm dự án mang đến bộ sản phẩm chăm sóc tóc từ thiên nhiên với chiết suất từ vỏ trái cam, giải quyết được các yếu tố về môi trường, đồng thời tạo nên những sản phẩm “thuần chay” phục vụ cho đời sống con người. Điểm đặc biệt của dự án này là không chỉ với quy mô nhóm dự án mà đã được xây dựng thành doanh nghiệp.
Nhiều dự án được đánh giá mang tính khả quan cao, có tính ứng dụng vào thực tế và đặc biệt là có nhiều điểm mới so với những sản phẩm hiện hữu
Nhiều dự án được đánh giá mang tính khả quan cao, có tính ứng dụng vào thực tế và đặc biệt là có nhiều điểm mới so với những sản phẩm hiện hữu
Sau thời gian tranh tài, Ban giám khảo đã chọn ra 27 đội thi bước vào vòng Chung kết để tiếp tục được Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hỗ trợ kết nối với các mentor, doanh nghiệp cũng như tham gia tập thuấn, xây dựng dự án hoàn chỉnh. Trong đó, 6 dự án được Ban giám khảo đánh giá cao gồm: (1) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm chăm sóc tóc từ các loại thảo dược của Khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; (2) Sản xuất và phân phối sản phẩm da từ vỏ xoài của Trường ĐH Trà Vinh; (3) LOTUSLEEP – Phim ngậm hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên từ tim san và thảo mộc Việt Nam; (4) Dự án sàn giao dịch tín chỉb carbon tại TP. HCM, Việt Nam của Trường ĐH Công Thương TP. HCM; (5) Gel gội đầu và dưỡng tóc từ cây Ngãi xanh của Trường THPT Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng; (6) The POLAFOAM: Mỹ phẩm thiên nhiên dầu dừa của Trường ĐH Công Thương TP. TP. HCM.
Nhiều dự án được đánh giá mang tính khả quan cao, có tính ứng dụng vào thực tế và đặc biệt là có nhiều điểm mới so với những sản phẩm hiện hữu
Chiến lược phát triển trường ĐH Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030 hướng đến trở thành một trường đại học đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, có tính hội nhập cao, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hội nhập và có sức cạnh tranh cao trong thị trường lao động, góp phần thúc để sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, khu vực và Quốc tế. Và cuộc Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp, chính là tiền đề vững chắc, giúp Nhà trường hoàn thành sứ mệnh với người học và góp phần xây dựng sự nghiệp trồng Người.
PV