Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trường CĐ Nghề Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang: Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
08:16 AM 01/06/2016

LĐXH - Thời gian qua, cùng với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội...

 

Ông Lộc Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ Tuyên Quang


Những năm gần đây, công tác phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo nghề đã được Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ quan tâm đẩy mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, thiết thực tạo việc làm cho học sinh khi ra trường. Cụ thể, nhà trường đã chủ động đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cao như sửa chữa ô tô, xe máy; lái xe; điện công nghiệp và dân dụng; điện lạnh; hàn; cắt gọt kim loại; may … Ông Lộc Văn Quang, Phó Hiệu trưởng cho biết, hiện nhà trường đang phối hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong công tác tuyển sinh, đào tạo thông qua việc tìm hiểu, phối hợp trong việc tuyển sinh, đào tạo phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Sự liên kết trong đào tạo, một mặt giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo do doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh nhà trường có môi trường thực hành tốt nhất; mặt khác, các doanh nghiệp tiếp nhận người lao động có tay nghề, tạo năng suất cao trong công việc…

Để nâng cao chất lượng đào tạo cần có nhiều yếu tố như nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ, giáo viên phải đạt được tiêu chuẩn theo quy định; chương trình đào tạo được cụ thể hóa, có sự tham gia phản biện của các doanh nghiệp để gắn với thực tế, dạy những cái xã hội đang cần; Học sinh ra trường có thể thích ứng nhanh với công việc... Tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm hàng năm đạt bình quân trên 70%. Cùng với các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hội giảng, tham dự hội thi tay nghề các cấp,... năm 2015, nhà trường đã đưa 132 học sinh, sinh viên đi thực tập trải nghiệp tại các cơ sở sản xuất; tăng cường thông tin giới thiệu về công tác tuyển sinh, đào tạo; giới thiệu học sinh sau khi tốt nghiệp đến doanh nghiệp làm việc; liên kết với công ty có chức năng xuất khẩu lao động đưa học sinh đi làm việc tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, nhà trường tích cực giáo dục tuyên truyền cho người học có thái độ, tác phong làm việc công nghiệp, thích nghi với những thay đổi. Đồng thời tập trung nâng cao số lượng tuyển sinh đào tạo cho các đối tượng là con em vùng đồng bào dân tộc ít người ...

Quy mô đào tạo của trường khoảng trên 1.000 học sinh/năm, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, trong năm 2015, nhà trường đã tuyển sinh được trên 1.800 học sinh, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngay trong những tháng đầu năm 2016, trường thực hiện nhiều biện pháp và đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 1.012 học viên. Trong đó, phối hợp với Công ty TNHH MTV Seshen VN2 đào tạo 62 học viên; Công ty May MSA-YB đào tạo 183 học viên, đồng thời đang tiến hành mở lớp nâng bậc thợ cho 15 học viên nghề thợ nề, 10 học viên nghề hàn và 20 học viên sơ cấp nghiệp vụ xăng dầu...

 

Hướng dẫn học viên học nghề May


Một trong những khó khăn đối với các cơ sở dạy nghề hiện nay là mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tuy được phát triển ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Giữa “cung” và “cầu” trong đào tạo và sử dụng lao động vẫn còn độ “vênh” nhất định, chưa có cơ chế, chính sách liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có trình độ cao, trong khi đó, tiềm năng của các cơ sở dạy nghề chưa được phát huy hết hiệu quả... Ngoài ra, xu hướng học sinh không vào được đại học, cao đẳng chuyên nghiệp mới đi học nghề đã phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của người lao động và chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề...

Nói về mục tiêu đào tạo của trường gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, ông Lộc Văn Quang cho biết thêm, đào tạo gắn kết với nhu cầu của các doanh nghiệp hiện là hình thức đào tạo mà các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hướng tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường cần phải gắn kết hơn nữa với xã hội, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, tìm hiểu được nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp để biết xã hội, doanh nghiệp đang cần những ngành nghề nào và kỳ vọng gì ở những sản phẩm của ngành đó để cải tiến, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp.

Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được mối liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và tiếp tục tập trung triển khai đào tạo lao động theo đơn đặt hàng; việc phối hợp đưa học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho các em cọ sát trong thực tế, đồng thời tiếp thu những đóng góp của doanh nghiệp để nhà trường điều chỉnh trong quá trình đào tạo. Trong giai đoạn tới, nhà trường thực hiện đề án nâng cao chất lượng đào tạo, tầm nhìn đến 2030. Trước mắt tập trung vào các nghề trọng điểm đã được phê duyệt gồm nghề Điện công nghiệp, Hàn (cấp độ Asean) và Vận hành máy thi công nền (Cấp độ quốc gia). Tổ chức thi tốt nghiệp theo chuẩn đánh giá kỹ năng nghề...

Phát huy những kết quả đạt được, Trường CĐN Kỹ thuật – Công nghệ đang tập trung mở rộng quy mô đào tạo, hiện đại hóa trang thiết bị, đa dạng hóa các loại hình đào tạo... đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho các đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao của tỉnh trong những năm tới./.

  

N.Ngọc

TAG:
Tin khác
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang