Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trung tâm GDNN – GDTX huyện Diễn Châu làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
11:03 AM 08/08/2017
(LĐXH) - Với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn 2012 - 2016, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS, THPT, góp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Thực hành nghề may (Ảnh: Báo Nghệ An)
Diễn Châu là huyện ven biển với diện tích tự nhiên hơn 300 km2, dân số trên 300 ngàn người được phân bố ở 38 xã và 01 thị trấn. Kinh tế của huyện đang chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều cụm công nghiệp, thu hút hàng chục ngàn lao động mỗi năm. Để đáp ứng nguồn nhân lục phục vụ phát triển kinh tế, những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện và các địa phương đã thực hiện Đề án tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới...
Trong 5 năm qua, Trung tâm GDNN – GDTX huyện đã đào tạo nghề cho hơn 4.000 học viên với các nghề như: mộc mỹ nghệ, xây dựng, may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, điện công nghiệp, điện lạnh, hàn, thuyền trưởng và thuyền viên, sữa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, mây tre đan,... Học viên sau khi học xong đều tìm kiếm được việc làm với thu nhập bình quân từ 3-7 triệu đồng/tháng.
Đạt được kết quả trên, Trung tâm đã phối hợp với các ban, ngành và địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và xã hội hoá các chủ trương chính sách và quyền lợi trong việc học nghề cho người lao động. Đặc biệt, phối hợp hiệu quả với các Trường THCS, THPT và chính quyền các cấp nhằm phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9 và khối 12 tại các trường THCS, THPT và trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của đoàn thanh niên, hội nông dân, phụ nữ để động viên khuyến khích  các em tham gia học nghề. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình nhu cầu học nghề, xem xét tính đặc thù nghề nghiệp của từng vùng. Bên cạnh đó, Trung tâm còn liên kết với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài huyện tuyển sinh đào tạo theo đơn đặt hàng cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các khu công nghiệp, làng nghề để người lao động có việc làm  sau đào tạo... 
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các lao động thuộc đối tượng chính sách, lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị, Trung tâm đã tuyển dụng giáo viên giỏi, các nghệ nhân, các công nhân có tay nghề cao để giảng dạy và truyền nghề cho người học. Xây dựng giáo án, giáo trình hợp lý, cập nhật các kiến thức mới phù hợp với đối tượng học viên. Tăng cường bổ sung xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo cho dạy và học. Tổ chức đào tạo các lớp trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, người học có thể truyền nghề cho các thành viên trong gia đình...
Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoặc dừng sản xuất, người lao động khó tìm kiếm việc làm, cơ sở vật chất của Trung tâm còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo do đó công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, lớp trẻ còn có tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ, trình độ văn hoá của người học không đồng đều nên quy mô và chất lượng giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự đáp ứng yê cầu trong tình hình mới...
Theo lãnh đạo Trung tâm, trong năm 2017, Trung tâm phấn đấu tư vấn, hướng nghiệp cho khoảng 10.000 học sinh của các trường học trên địa bàn huyện. Tổ chức đào tạo nghề 28 lớp trình độ trung cấp cho 850 học viên; 15 lớp sơ cấp nghề cho 450 học viên; đào tạo và cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho trên 1.800 học viên; tổ chức 8 lớp dạy nghề phổ thông cho 275 học sinh nghề tin học và trồng lúa, kết hợp công tác phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT. Đồng thời, giới thiệu cho 200 lao động nghề may vào làm việc tại các Công ty và các học viên học xong nghề chế biến món ăn vào làm việc tại bếp ăn tập thể của các trường mầm non, tiểu học có lớp học bán trú và một số công ty đóng trên địa bàn... Từ năm học 2017-2018, mỗi năm Trung tâm có kế hoạch đào tạo nghề cho 250 đến 300 học sinh trình độ trung cấp, phấn đấu trên 90% có việc làm theo ngành nghề đào tạo...
Phương hướng thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho người lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ, Chỉ thị số 10 của Bộ chính trị về công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tham gia học nghề. Đây là những chính sách phù hợp để giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho lao động nông thôn, nhất là những lao động trẻ; Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về giáo dục nghề nghiệp và làm tốt việc hướng nghiệp, phân luồng thông qua các ban ngành như phòng Lao động - TBXH, Giáo dục - đào tạo, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, nhất là phụ huynh và học sinh;  Mở rộng, đa dạng hoá các ngành nghề, phối kết hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để liên kết đào tạo đáp ứng với nhu cầu học nghề cho người lao động... 
 Diệu Anh
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo