Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trung tâm Dạy nghề Sơn Dương kết hợp dạy văn hóa với dạy nghề
11:30 AM 14/08/2017
(LĐXH)- Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có việc phát huy hiệu quả mô hình dạy văn hóa kết hợp dạy nghề là một trong những giải pháp quan trọng để phân luồng học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS.
Học sinh líp điện tử công nghiệp 4 thực hành tại Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương
Ông Trần Văn Bút, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương, cho biết: Đây là năm thứ 2 Trung tâm tổ chức lớp dạy nghề cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp các trường THCS có nhu cầu vừa học văn hóa vừa học nghề. Tham gia lớp học, các học viên sẽ vừa được học kiến thức văn hóa bậc THPT, vừa được đào tạo nghề theo nhu cầu như: sửa chữa ô tô, điện tử, điện tử công nghiệp… Sau khi ra trường, các học viên tốt nghiệp sẽ được nhận cùng lúc bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó, tất cả học viên được miễn học phí học nghề, còn các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách được miễn học phí học các môn văn hóa. Những lớp học này đã góp phần giúp các học viên có hoàn cảnh khó khăn, học viên có nguyện vọng đi làm nghề sớm định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. 
Hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với Trường Cao đẳng số 1 Bộ Quốc phòng (đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên) và Trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội mở 4 lớp vừa học văn hóa vừa học trung cấp nghề cho 154 học sinh. Để đảm bảo không gây quá tải cho học sinh khi học song song hai chương trình, Trung tâm đã linh hoạt trong xây dựng nội dung, chương trình, xếp thời khóa biểu hợp lý.
Trao đổi với chúng tôi, em Trần Thế Anh (học sinh lớp sửa chữa ô tô, Trung tâm Dạy nghề Sơn Dương), chia sẻ: Học hết lớp 9 em được các thầy, cô giáo của Trung tâm Dạy nghề huyện đến trường tư vấn là vừa có thể học văn hóa kết hợp học nghề nên em đã quyết định lựa chọn theo học tại Trung tâm. Thời gian học của em và các bạn được Trung tâm sắp xếp khoa học. Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học nghề, các buổi học nghề luôn được xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành giúp em nắm chắc nội dung bài học và có nhiều hứng thú với nghề mình đã chọn. Em thấy việc theo học chương trình này giúp em không phải mất thêm thời gian học nghề sau khi có bằng tốt nghiệp THPT.
Học viên Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương tìm hiểu về công đoạn chế biến chè đen
tại Công ty TNHH Tân Kim Bắc, thị trấn Sơn Dương
Còn em Hoàng Thị Thảo (học sinh lớp điện tử công nghiệp 4), tâm sự: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em đã đăng ký học theo chương trình văn hóa kết hợp học nghề. Sau khi tốt nghiệp, em sẽ xin đi làm theo sự giới thiệu của Trung tâm để có kinh nghiệm và tích lũy vốn sau này mở cửa hàng. Hiện nay, Trung tâm đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ tìm việc làm cho học viên sau khi học xong, mở ra rất nhiều cơ hội cho em và các bạn đang theo học. Hơn nữa, trong tương lai, khi có điều kiện em sẽ có thể tiếp tục học liên thông lên cao đẳng, đại học.
Việc kết hợp học văn hóa gắn với học nghề rất phù hợp với nhiều gia đình, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện cho con em tiếp tục đi học. Bởi lẽ, theo học chương trình này, các em vừa tốt nghiệp THPT, vừa có bằng trung cấp nghề sẽ thuận lợi để xin làm công nhân cho các doanh nghiệp ở địa phương hoặc mở cửa hàng cho riêng mình. Vì vậy, khi được Trung tâm tư vấn, nhiều gia đình trên địa bàn đã động viên và tạo điều kiện cho con mình theo học mô hình này.
Để phát huy ưu điểm của mô hình này, Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực vào đầu tư trang thiết bị dạy học, tích cực định hướng và khuyến khích các em học sinh học nghề. Đây là cơ hội mới cho học viên và người lao động, đồng thời đa dạng hóa các loại hình đào tạo tại trung tâm, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.     
Chí Tâm
TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo