An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Hướng đến mục tiêu trợ giúp đối tượng tại cộng đồng
07:11 PM 20/12/2016
(LĐXH) Ngày 19/12/2016, tại Quảng Ninh, Hội thảo hoàn thiện Đề án chuyển đổi hoạt động trợ giúp của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh đã được tổ chức.
Ngày 19/12/2016, tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp với Sở Lao động - TBXH tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo hoàn thiện Đề án chuyển đổi hoạt động trợ giúp của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm một số mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của một số địa phương triển khai hiệu quả.
Tham dự Hội thảo có ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh, đại diện lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, phòng Lao động - TBXH 14 huyện, thị trên địa bàn tỉnh và Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các cấp.

Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi mô hình cơ sở bảo trợ xã hội sang mô hình mới, trong đó phải mở rộng phạm vi đối tượng thụ hưởng, đa dạng hóa hình thức cung cấp dịch vụ ở các cơ sở. Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động của các Trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó có các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp, chăm sóc dài hạn, tư vấn tham vấn, hỗ trợ đối tượng, sinh kế, phát triển cộng đồng, quản lý trường hợp, kết nối chuyển tuyến. Cùng với đó, Bộ Lao động- TBXH đang xây dựng quy định định mức kinh tế kỹ thuật, khung giá dịch vụ áp dụng cho các cơ sở BTXH, trong đó kinh phí sẽ được cấp cho các cơ sở theo số lượng đối tượng thụ hưởng dịch vụ ở trung tâm, theo chất lượng cung cấp dịch vụ. Trung tâm nào thực hiện hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sẽ được cấp kinh phí nhiều hơn và mục tiêu là để cho các cơ sở BTXH có quyền tự chủ nhất định trong sử dụng kinh phí, tuyển dụng được cán bộ có năng lực. Trong giai đoạn 2016 -2020, sẽ nhân rộng mô hình Trung tâm CTXH ở cấp huyện, đưa dịch vụ đến gần với người dân tại cộng đồng.

Ông Phạm Minh Tứ, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh trình bày Dự thảo Đề án chuyển đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp của đơn vị
Theo ông Phạm Minh Tứ, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh, hiện nay tỷ lệ dân số của tỉnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH là rất cao. Để đáp ứng nhu cầu này, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm CTXH tỉnh, song thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và với số lượng cán bộ, nhân viên còn mỏng nên Trung tâm CTXH tỉnh mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nằm ở phía Tây của tỉnh, trên địa bàn thành phố Uông Bí, tiếp giáp với 3 địa phương lân cận là thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên và huyện Hoành Bồ. Với vị trí này, trung tâm là nơi dễ dàng tiếp cận và kịp thời cung cấp các dịch vụ CTXH, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ khẩn cấp cho những người có nhu cầu. Hiện nay, Trung tâm đã thực hiện chức năng chăm sóc nuôi dưỡng gần 90 đố tượng là người cao tuổi, người khuyết tật, người lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa.
Nhằm hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ CTXH cho những đối tượng có nhu cầu tại cộng đồng chứ không chỉ cung cấp dịch vụ tập trung tại một trung tâm, đồng thời thực hiện định hướng của Bộ Lao đọng - TBXH về việc chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội theo mô hình cung cấp dịch vụ CTXH, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức của đơn vị để cung cấp dịch vụ cho những đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng trong trung tâm cũng như các đối tượng có nhu cầu trợ giúp tại cộng đồng trên địa bàn khu vực các huyện, thị miền Tây của tỉnh.

Ông Đặng Hữu Bình, Giám đốc Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm một số mô hình cung cấp dịch vụ CTXH của trung tâm
Theo đó, mục tiêu của Đề án là chuyển đổi hoạt động trợ giúp của Trung tâm BTXH tỉnh để cung cấp dịch cụ CTXH cho các đối tượng có nhu cầu trợ giúp ở cộng đồng tại khu vực các huyện miền Tây của tỉnh Quảng Ninh; tăng cường trợ giúp, chăm sóc các đối tượng đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại trung tâm hiệu quả hơn, hướng đến xây dựng trung tâm trở thành cơ sở phúc lợi. Trung tâm sẽ thực hiện tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng lang thang, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp do các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đề nghị chuyển đến; Cung cấp dịch vụ CTXH cho các đối tượng có nhu cầu trên địa bàn các huyện: Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Hoành Bồ; Chăm sóc nuôi dưỡng tự nguyện có thời hạn, chăm sóc bán trú và chăm sóc tại gia đình với các gia đình có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận để tất cả mọi người đều được hưởng phúc lợi xã hội.
Cũng theo dự thảo Đề án, Trung tâm sẽ thành lập mới Phòng Nghiệp vụ CTXH và tổ chức lại thành 4 phòng chuyên môn cho phù hợp với đối tượng phục vụ. Cụ thể, sau khi kiện toàn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm sẽ gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Chăm sóc đối tượng; Phòng Y tế - Lao động - Phục hồi;  Phòng  CTXH. Tổng số cán bộ nhân viên sau khi kiện toàn là 36 người (bổ sung thêm 9 người).
Trên cơ sở nội dung Đề án được giới thiệu tại Hội thảo, ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho rằng, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm BTXH tỉnh Quảng Ninh hiện nay là thực sự cần thiết phù hợp với bối cảnh hiện nay. Và để Đề án có tính khả thi, Trung tâm cần quy hoạch lại cơ sở vật chất, rà soát, bố trí, đào tạo lại đội ngũ nguồn nhân lực; đối với vấn đề kinh phí cần thực hiện xã hội hóa, xây dựng mô hình liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; sửa đổi quy trình, quy chế hoạt động của các trung tâm; công tác phối hợp liên ngành, xác định vai trò của cấp xã, phường; đồng thời trung tâm cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp người dân thấy rằng trung tâm không phải là trại tế bàn mà là nơi cung cấp dịch vụ mới cho cộng đồng, cá nhân có nhu cầu.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện Trung tâm CTXH các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm một số mô hình cung cấp dịch vụ CTXH đang hoạt động hiệu quả tại địa phương; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án nuôi dưỡng tự nguyện tại Quảng Ninh...

Cục Bảo trợ xã hội trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện đề án mô hình cung cấp dịch vụ CTXH.
Sở LĐTBXH tỉnh trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân của Trung tâm BTXH tỉnh có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án nuôi dưỡng tự nguyện đối tượng bảo trợ xã hội
Cũng nhân dịp này, Cục Bảo trợ xã hội và Sở Lao động - TBXH đã trao tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân thuộc Trung tâm BTXH tỉnh và Trung tâm CTXH tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án nuôi dưỡng tự nguyện đối tượng bảo trợ xã hội; đề án mô hình cung cấp dịch vụ CTXH. Lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội đã đi thăm nơi ăn ở, sinh hoạt của đối tượng và trao tặng một số phần quà cho cụ cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn đang được nuôi dưỡng tự nguyện tại Trung tâm.
 Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Chen chúc 'săn sale' quần áo Tết tới tận nửa đêm
Bến xe Mỹ Đình chật kín, hành khách phải đợi gần nửa ngày mới được về quê
CSGT Hà Nội bác thông tin giữ xe của người chở bệnh nhân đi cấp cứu
Prudential lan tỏa Tết Nhân Ái, tổng kết một năm nỗ lực triển khai các hoạt động vì cộng đồng
Xác minh vụ xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông tại nút Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi: Hiệu quả bước đầu
Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần: Đông khách ngắm, vắng người mua
Cảnh giác chiêu lừa giả danh nhân viên đăng kiểm
Cha mẹ mất sớm, anh trai tật nguyền giúp em gái đến trường