Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
10:20 AM 20/05/2020
(LĐXH) - Thời gian qua, lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội… Nhằm có những chiến lược phát triển bền vững, Tổng Cục GDNN đã có những định hướng và giải pháp trong năm 2020 cũng như thời gian tới…
Tiếp tục có những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác này cũng còn những khó khăn do việc tuyển sinh trình độ đại học khá dễ (số lượng các trường đại học lớn, chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh kéo dài cả năm nên thu hút phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT vào học đại học) tạo áp lực cho cơ sở GDNN. Trong khi đó, nhiều địa phương quá tập trung đầu tư cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, tốt nghiệp THPT vào đại học. Vấn đề đầu tư cho GDNN còn hạn chế; công tác hướng nghiệp, phân luồng trong các trường THCS, THPT chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao, chất lượng đầu vào của học sinh vào GDNN mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung còn thấp, năng lực đào tạo của một số cơ sở GDNN còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành chưa được chú trọng đầu tư. Thậm chí, có những cơ sở GDNN chưa chủ động hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp.
Với mục tiêu năm 2020, thí điểm đào tạo 34 ngành, nghề theo các chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt  và có khoảng 40 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Trong giai đoạn 2021 - 2025, từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ. Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Trong đó, ba trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4… Do đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã giao cho Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể là:
- Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng nhất là các điều kiện về chương trình, về nhà giáo, cán bộ quản lý; về cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với đặc thù Việt Nam và tiếp cận các nước trong ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20; gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động GDNN;
- Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm và nhu cầu đào tạo; trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, trong đó tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN;
- Xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, theo đó rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN theo hướng chuẩn hóa, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng GDNN, triển khai mô hình quản lý, quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN; tổ chức tốt công tác tuyển sinh tại các địa phương, cơ sở GDNN; gắn kết tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm; hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đào tạo…
- Nâng cao năng lực về quản lý và bảo đảm chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động…
NHB
TAG:
Tin khác
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động