Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Ninh Phước
02:37 PM 20/04/2023
(LĐXH) - Bên cạnh những chính sách hỗ trợ đặc thù của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trong những năm qua đã tạo động lực quan trọng giúp cho hàng ngàn hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Ninh Phước được tiếp cận vốn tự tạo việc làm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở ra cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Huyện Ninh Phước hiện có khoảng 11 nghìn hộ đồng bào Chăm, với hơn 53 nghìn nhân khẩu sinh sống tập trung ở 22 thôn, khu phố thuộc 7 xã, thị trấn, chiếm trên 60% dân số đồng bào Chăm toàn tỉnh Ninh Thuận. Đây là một trong những địa phương ở Ninh Thuận thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chính quyền, Mặt trận và tổ chức đoàn thể đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ đặc thù của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trong những năm qua đã tạo động lực quan trọng giúp cho hàng ngàn hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Ninh Phước được tiếp cận vốn tự tạo việc làm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở ra cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khai thác thế mạnh của một số loại cây trồng chủ lực đã giúp đồng bào Ninh Phước thoát nghèo bền vững

Trong năm 2022 vừa qua, huyện Ninh Phước có 798 hộ nghèo và hộ cận nghèo được vay vốn ngân hàng lãi suất ưu đãi, với số tiền 32,7 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất; cho 534 sinh viên vay 9,52 tỷ đồng; hỗ trợ chính sách y tế cho 18.352 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng khó khăn, với số tiền 10,72 tỷ đồng; hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 32 hộ nghèo, với kinh phí 1,6 tỷ đồng. Ngân sách trung ương và địa phương hỗ trợ 5,87 tỷ đồng tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Giải quyết việc làm mới cho 3.502 lao động, vượt 20,7% kế hoạch; xuất khẩu 48 lao động, vượt 84,6% kế hoạch. Các hộ nghèo, cận nghèo được nhận trên 343 tấn gạo hỗ trợ của Chính phủ và hàng nghìn phần quà của các doanh nghiệp, các nhà từ thiện. Có 57.000 lượt đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội với số tiền 31 tỷ đồng, bảo đảm an sinh trên địa bàn huyện. Tính đến cuối năm, Ninh Phước còn 1.418 hộ nghèo, chiếm 3,48% số hộ trên địa bàn huyện, giảm 2,03% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2023, huyện Ninh Phước tiếp tục giải ngân nguồn vốn của trung ương và của tỉnh phân bổ cho chương trình giảm nghèo bền vững địa phương với tổng kinh phí 13,48 tỷ đồng. Trong đó đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo 4,65 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng 2,87 tỷ đồng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững 4,39 tỷ đồng; đẩy mạnh giải quyết việc làm, đào tạo nghề và lao động có thời hạn ở nước ngoài với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2023, toàn huyện giảm hộ nghèo xuống còn 1,98%.

Người lao động được hỗ trợ vay vốn, ổn định việc làm với nguồn thu tương đối ổn định

Theo ông Trần Quốc Bảo, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Ninh Phước, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là “đòn bẩy” tiếp sức người lao động, nhất là người lao động chưa có việc làm ổn định, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó tạo đòn bẩy cho người lao động mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Chính vì thế, các hộ dân có nhu cầu vay vốn sẽ được tổ tiết kiệm và vay vốn ở địa phương bình xét với sự tham gia của các hội, đoàn thể địa phương. Các hồ sơ, thủ tục gọn nhẹ, tạo điều kiện tối đa để người dân được vay vốn. Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình về phát triển kinh tế cho thu nhập cao, từng bước giảm nghèo bền vững.

Tính riêng quý I năm 2023, với sự tập trung chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Ban đại diện-Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm củng cố nâng cao chất lượng hoạt động; chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, tổ chức thực hiện tốt các chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Qua đó, đã tạo điều kiện cho 1.751 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng số tiền trên 63 tỷ đồng. Doanh số thu nợ gần 46 tỷ đồng; tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến ngày 31/3/2023 là 648 tỷ 148 triệu đồng, tăng hơn 17 tỷ đồng so với đầu năm…

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Phú Thọ tích cực thu thập thông tin về người lao động, góp phần hỗ trợ việc làm bền vững
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lai Châu: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững