Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Tiếp tục định hướng xây dựng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở…
10:33 AM 12/08/2020
(LĐXH) - Mục tiêu, chiến lược phát triển GDNN là xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiệu quả gắn liền với sự chuyển đổi mô hình đào tạo, số hóa hệ thống đào tạo, sản phẩm đầu ra của đào tạo là người học với những kỹ năng tích hợp và năng lực đổi mới sáng tạo...
Cần tiếp tục có những giải pháp để giải quyết những thách thức trong phát triển giáo dục nghề nghiệp
Bên cạnh đó, cần đặc biệt coi trọng chất lượng, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa số lượng - chất lượng, giữa đào tạo đại trà, diện rộng và đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao. Đây sẽ là những thách thức rất lớn trước thực tế nguồn tuyển đầu vào có hạn chế về nhiều mặt, tư duy đào tạo dựa vào nhà trường là chủ yếu vẫn hiện hữu trong toàn hệ thống.
Trước tiên là thách thức trong công tác đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ động, vốn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới và phải là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời gắn với chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, chuyển hệ thống vận hành theo cơ chế tự chủ và quy luật cạnh tranh, phát triển theo hướng mở rộng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng.
Tiếp đó, 3 nhóm vấn đề liên quan tới xây dựng mục tiêu chiến lược cần làm rõ là quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Vấn đề nhận thức của các cấp quản lý về giáo dục nghề nghiệp cần được thay đổi, tăng cường, tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình đào tạo, chuyển đổi số, các nội dung liên quan đến phát triển hệ thống như liên thông, khung trình độ, hội nhập quốc tế, đảm bảo chất lượng...
Nhận định về những khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược về GDNN, TS Nguyễn Hồng Minh nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: “Công tác xây dựng chiến lược gặp khó khăn do chưa có chiến lược cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược dài hơi (10 năm hay 20 năm) trong phát triển nhân lực thời kỳ mới. Bên cạnh đó, cần có đánh giá chính xác đối với gần 500 trường thuộc khối chuyên nghiệp, định hướng rõ ràng về vị trí vai trò của các trường trung cấp, hệ đào tạo trung cấp trong hệ thống, nghiên cứu mô hình đã triển khai tốt trước đây như mô hình trung học kỹ thuật, quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo, đào tạo gắn doanh nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục nghề nghiệp. Tóm lại, chiến lược phải thể hiện tính tổng thể, quan điểm, giải pháp của chiến lược đảm bảo tính tập trung, có ưu tiên…”
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng kiến nghị: “Trong giai đoạn tới, giáo dục nghề nghiệp cần tập trung cải thiện hệ thống thông tin dữ liệu, báo cáo, dự báo đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống; xây dựng các tiêu chuẩn ở nhiều cấp trình độ khác nhau, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Ưu tiên phát triển mô hình hội đồng kỹ năng nghề ở nhiều ngành nghề khác nhau, đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp và đưa giáo dục nghề nghiệp tiếp cận tốt hơn đối với người dân và xã hội. Giáo dục nghề nghiệp cần có sự đổi mới trước nhiều thách thức của sự già hóa dân số, tác động của dịch bệnh toàn cầu, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế…”
Đối với chiến lược, mục tiêu, đổi mới giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, đặc biệt là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Thời gian qua, nhận thức về học nghề của người dân, đầu tư của nhà nước và của xã hội, của doanh nghiệp đã được quan tâm hơn, song trên thực tế tính chủ động, sự phối hợp với các cơ sở GDNN phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp còn chưa cao dẫn đến tính hiệu quả của doanh nghiệp trong hợp tác với trường nghề còn thấp... Trước những vấn đề đó, chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 cần tiếp tục bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khuyến khích năng lực chủ động, sáng tạo và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN, tranh thủ tối đa sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đề ra./.
 NHB
 
 
TAG:
Tin khác
Thành phố Bắc Kạn: Đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tăng cường kết nối cung – cầu lao động
Nam Định: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả
Nghệ An kết nối cung cầu tạo việc làm bền vững cho người nghèo
Nam Định: Hỗ trợ việc làm bền vững cho người nghèo
Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động
Nam Định: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ phân tích dự báo về thị trường lao động góp phần giảm nghèo bền vững
Cà Mau: Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, kết nối việc làm bền vững