Tiếp tục có những chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số
(LĐXH) - Khu vực miền núi phía Bắc có 14 tỉnh chiếm 1/3 diện tích cả nước với dân số hơn 13 triệu người. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống kinh tế - xã hội của người dân được đảm bảo, tuy nhiên vẫn cần những cơ chế, chính sách để người dân nới đây có cơ hội phát triển bền vững, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…
Tuy nhiên, khu vực miền núi phía Bắc có những nơi tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, tập trung nhiều tại các tỉnh giáp biên, có theo thới quen, tập tục lạc hậu dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề còn chưa cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Kết quả xây dựng nông thôn mới ở mức thấp so với vùng miền núi phía Bắc và mặt bằng chung của cả nước (hiện có 51 xã với 28,18% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong khi khu vực miền núi phía Bắc đạt 35,13% và cả nước đạt 60,82%).
Với mục tiêu không để nảy sinh các “điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào với việc vận động, giải thích cho đồng bào hiểu rõ chính sách, pháp luật để yên tâm lao động, ổn định cuộc sống, hạn chế di cư tự do, không tin và không tham gia vào các tổ chức bất hợp pháp; không để nảy sinh các “điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn…
Và về lâu dài, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì: “Đây đang là vùng trũng của phát triển, nếu không được quan tâm đúng mức sẽ khiến nơi đây ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa vùng với các vùng khác trong cả nước, đã có dấu hiệu ngày càng xa mặc dù Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Do vậy, tronng thời gian tới cần quyết liệt triển khai Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội Khoá 14 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. UBND các tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các sở ngành có liên quan lồng ghép tuyên truyền nội dung các nghị quyết đến toàn thể cơ quan, tổ chức, cán bộ và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhằm giúp cấp uỷ chính quyền và nhân dân các dân tộc được biết, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận và tổ chức thực hiện chính sách lớn…”
Nguyễn Hữu Bắc
TAG: