Sức khỏe - Đời sống
Trang chủ / Sức khỏe - Đời sống / Sức khỏe - Đời sống
Nâng cao chất lượng truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm
02:04 PM 07/06/2022
(LĐXH) - Ngày 7/6/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) phối hợp với Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức tọa đàm báo chí “Chuyền tải thông điệp an toàn thực phẩm (ATTP) tới công chúng thông qua tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và báo chí trường hợp thực phẩm có nguồn gốc động vật” nhằm hưởng ứng Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới lần thứ 4...
Các đại biểu cùng nhau chia sẻ những kiến thức về an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Tọa đàm thuộc khuôn khổ các dự án “Các phương pháp dựa vào thị trường nhằm cải thiện mức độ an toàn của thịt lợn tại Việt Nam” (gọi tắt là SafePORK), do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, và được đồng tổ chức bởi Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Hội Nhà báo Việt Nam và viên nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công chúng có nhu cầu cao đối với thông tin về ATTP, cách thức để lựa chọn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, thông tin hiện nay thường tập trung theo hướng phản ánh các thông điệp mang tính tiêu cực, thay vì đưa ra những bằng chứng khoa học giúp người tiêu dùng bảo vệ bản thân và gia đình phòng tránh những thực phẩm không an toàn. Chính vì vậy, cần có giải pháp kết nối các nhà nghiên cứu và các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác truyền thông nguy cơ ATTP hiệu quả hơn, đáp ứng được những nhu cầu thông tin của công chúng, theo TS Phạm Đức Phúc, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Y tế Công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Trường đại học Y tế Công cộng – một trong những đối tác triển khai chính của dự án SafePORK.
Ở Việt Nam, công chúng thường quan tâm nhiều về vấn đề ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, theo TS Fred Unger, trưởng dự án SafePORK, trưởng đại diện ILRI tại Đông Nam Á cho biết Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bằng chứng rõ ràng về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn, thịt gà và thịt bò. Lãnh đạo các cơ quan quản lý về ATTP và các nhà báo cũng có xu hướng dễ hiểu lầm về nguy cơ ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm.
Tại tọa đàm, các nghiên cứu viên về ATTP từ dự án SafePORK và các nghiên cứu viên từ dự án Trung tâm Gia cầm Một Sức khỏe do Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu Đổi mới Nghiên cứu Vương quốc Anh tài trợ chia sẻ những phát hiện về ô nhiễm vi sinh trên thịt lợn và gia cầm và khuyến nghị các biện pháp giúp cải thiện ATTP theo chuỗi giá trị. Đại diện Cục ATTP và đại diện khu vực tư nhân chia sẻ một số thách thức trong truyền thông nguy cơ về ATTP. Sau đó, các nhà nghiên cứu và các nhà báo cùng thảo luận để tìm hiểu sự khác biệt giữa các biện pháp truyền thông nguy cơ trong khoa học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó khuyến nghị các chiến lược tiềm năng giúp chuyển tải thông tin khoa học về ATTP đến công chúng thông qua các công cụ truyền thông đại chúng một cách hiệu quả hơn. Các nhà báo cũng có cơ hội trao đổi với một số chuyên gia đến từ Cục ATTP. Nhóm công tác về ATTP tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trường Đại học Y tế Công cộng và khu vực tư nhân để hiểu rõ hơn về các khái niệm, định nghĩa về ATTP và cách thức truyền tải các bằng chứng khoa học trên phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng những kênh và chiến lược phù hợp.
Các đại biểu tham dự tọa đàm
Tiếp đó, phó trưởng ban, Ban nghiệp vụ, Hội nhà báo Việt Nam Ông Trần Thái Sơn chia sẻ: "Tọa đàm báo chí là diễn đàn để các nhà báo đang theo dõi mảng nông nghiệp, thực phẩm trong nước, các chuyên gia và những đơn vị phát triển sản phẩm nông nghiệp chia sẻ thông tin, trao đổi các góc nhìn chuyên môn về đánh giá an toàn thực phẩm cho một số sản phẩm đầu vào nông nghiệp. Qua đó thảo luận xu hướng truyền thông trong vấn đề này và nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách khoa học và có trách nhiệm tới cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ còn người.
Thông qua buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu về ATTP cung cấp thông tin chính xác dựa trên nghiên cứu về những thách thức do thực phẩm không an toàn gây ra đối với sức khỏe con người. Tọa đàm nêu cao vai trò quan trọng của các nhà báo trong việc truyền tải các thông tin về ATTP từ các nhà nghiên cứu đến với công chúng.
Những khuyến nghị và kết quả từ hội thảo đóng vai trò quan trọng cho những nỗ lực chung giữa các nhà nghiên cứu và các nhà báo nhằm cải thiện công tác truyền thông những kết quả nghiên cứu về ATTP tới công chúng.
Với kết quả đạt được tại buổi Tọa đàm báo chí về truyền thông nguy cơ ATTP, tọa đàm đề xuất một số hoạt động phối hợp tiếp theo với Hội Nhà báo Việt Nam để đồng tổ chức buổi tọa đàm giữa các nhà nghiên cứu và các nhà báo về chủ đề ATTP trong chuỗi thực phẩm có nguồn gốc động vật./.
Nguyễn Hoàng
TAG:
Tin khác
Chương trình “63 gắn kết – 1 Tết sum vầy” mang mùa xuân ấm áp đến mọi nhà
Vì sao hai dự án Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 bị thanh tra?
Hôn nhân 'bốc mùi': Chồng đánh răng 2 lần/tuần, vợ đòi ly hôn
Hà Nội: Gia tăng số ca mắc sởi, nguy cơ lây lan rộng
Ngày 3/1, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Prudential khởi động Chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động” nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và kỹ năng phòng chống dịch bệnh
Hoa hậu Kim Hồng mong bình an đến với mọi người trong năm mới
Những sa ngã khiến tan cửa nát nhà từ cuộc vui họp lớp
Roche Việt Nam khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm