Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thừa Thiên Huế: Khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI năm 2019
03:45 PM 10/09/2019
(LĐXH) - Ngày 9/9, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, (thành phố Huế), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI năm 2019.
Tham dự buổi lễ, có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà; UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Phan Xuân Toàn; Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Dung cùng đại diện Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các đơn vị tham gia Hội thi.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, qua 5 lần tổ chức (từ năm 1998 đến nay), Hội thi thiết bị đào tạo tự làm đã đem lại lợi ích to lớn, hiệu quả và ý nghĩa thiết thực trong phong trào tự sản xuất thiết bị đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều thiết bị tự làm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo và được sử dụng tối đa trong quá trình dạy học của các trường. Điều đó, cho thấy yêu cầu đổi mới trang thiết bị đào tạo là nhu cầu có thực và đòi hỏi cấp bách của thực tiễn trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc hội thi
Vì vậy, Hội thi lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mong muốn sẽ lựa chọn được nhiều thiết bị có tính sư phạm, tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo, tính ứng dụng cao để tôn vinh đưa vào sử dụng trong phạm vi cả nước. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhiều năm qua, Chính phủ đã cân đối ngân sách để hỗ trợ nguồn lực cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong đó có ưu tiên đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị đào tạo. Nhờ vậy, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ với mạng lưới trên 2.000 các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước, quy mô tuyển sinh hàng năm trên 2,2 triệu lượt người và có xu hướng tăng cao trong những năm tới.

Theo ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, nhận thức rõ vai trò của thiết bị trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo và để khắc phục tình trạng nói trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đi đôi với chính sách, cứ định kỳ 3 năm 1 lần, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được Bộ giao nhiệm vụ tổ chức hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc.
Phó Chủ tịch Nguyễn Dung trao tặng lẵng hoa chúc mừng hội thi
Bên cạnh đó, hội thi còn là sân chơi bổ ích cho đội ngũ các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục nghề nghiệp và các em học sinh, sinh viên phát huy tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo và niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để sáng chế và cải tiến thiết bị đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo cũng như trong thực tiễn dạy và học. Đồng thời, Hội thi là dịp để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trao đổi, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sáng chế và cải tiến thiết bị đào tạo nhằm đẩy mạnh phong trào tự làm thiết bị giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hội thi năm nay có sự tham gia của 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 396 thiết bị đến từ 216 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các thiết bị đăng ký dự thi tập trung ở 4 nhóm nghề, gồm: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (184 thiết bị); Công nghệ kỹ thuật cơ khí (114 thiết bị); Máy tính và công nghệ thông tin (23 thiết bị); nhóm nghề tổng hợp 75 thiết bị của các ngành nghề: Y tế,, xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản, thú y, kỹ thuật xây dựng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, sản xuất chế biến...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ban Tổ chức tặng cờ lưu niệm, hoa các đơn vị dự thi
Các tỉnh, thành phố có số lượng thiết bị tham gia dự thi nhiều như: Hà Nội 28 thiết bị, Hải Phòng 22 thiết bị, Thừa Thiên Huế 20 thiết bị, Nghệ An 16 thiết bị, Vĩnh Phúc 15 thiết bị; các tỉnh, thành (Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đắk lắk) 11 thiết bị; Quảng Nam, Thanh Hóa, Đồng Nai 10 thiết bị...  

Thuyết trình về “Hệ thống phanh nén khí” của Trường Cao đẳng THACO tại Hội thi. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Về cơ cấu giải thưởng, Hội thi năm 2019 sẽ có 30 giải nhất, 45 giải nhì và 75 giải ba  cho các tác giả và nhóm tác giả có mô hình thiết bị đào tạo tự làm tham dự và đạt giải; giải toàn đoàn sẽ có 1 giải nhất, 3 giải nhì và 6 giải 3.

Nam Khánh

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm
Xã Hành Đức: Nỗ lực kết nối việc làm cho người nghèo
Huyện Đức Hoà (Long An) nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạo việc làm ổn định cho người lao động
Long An chủ động kết nối doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản làm việc
Kiên quyết không để đối tượng xấu lừa đảo đưa lao động sang Úc làm việc bất hợp pháp
Dấu ấn trong phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Tăng cường kết nối cung – cầu lao động trên địa bàn tỉnh Nam Định
Thanh Hóa tăng cường kết nối cung cầu lao động
Huyện Quế Phong: Tích cực kết nối việc làm cho người lao động