An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Thừa Thiên Huế: Giảm nghèo bền vững từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
09:47 PM 05/10/2023
(LĐXH) – Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó ưu tiên tập trung vào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, II, I có thôn bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và các trường THCS dân tộc nội trú huyện A Lưới và huyện Nam Đông có con em là người dân tộc thiểu số đang theo học; có 24 xã thuộc 4 huyện tại Quyết định 861/QĐ-TTg được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9.84%. Riêng huyện A Lưới giảm 12.08% (giảm từ 52.79% xuống còn 40.71%). Đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh phục vụ việc đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa; 2 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình hệ thống nước sạch, nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non; kênh mương, đập thủy lợi. Giải quyết khoảng 60% số hộ di cư tự do, hộ sinh sống trong khu vực bị sạt lở, lũ quét. Đã thực hiện quy hoạch, xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông; công trình biển tên đường Hồ Chí Minh – di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt. Các hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hóa các DTTS được phát huy…
Có được kết quả trên là do sự chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác dân tộc, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình và kịp thời ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch để chỉ đạo, điều hành triển khai trên địa bàn tỉnh. Ban Dân tộc, các sở, ngành chức năng liên quan và các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN đã tích cực, chủ động tham mưu và triển khai Chương trình nhằm bảo đảm tiến độ đề ra. Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN về Chương trình có bước chuyển biến tích cực. Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản hoàn thành nội dung chương trình công tác; tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác tham mưu; bám sát tình hình địa phương cơ sở để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và báo cáo kiến nghị, tham mưu giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
Giám sát các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mang tính nền tảng, đặc thù để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Các cơ quan chủ quản các dự án, tiểu dự án của chương trình đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phân công phân nhiệm rõ ràng, tăng cường nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chương trình này tại các địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cũng yêu cầu các địa phương rà soát, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh phân bổ, cân đối nguồn vốn phân bổ giữa các nội dung thành phần, các địa phương theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng giải ngân của từng sở, ngành, địa phương, trong đó, ưu tiên các xã, thôn khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù. Bên cạnh đó, các địa phương tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các dự án quan trọng cũng như các nội dung hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, chỉ tiêu về giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
“Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình. Phát huy hiệu quả vai trò cộng đồng/người dân, tập trung vào các nội dung giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, tăng cường nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của các địa phương để đề xuất, tham mưu hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trung ương và các địa phương nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương…”, Phó chủ tịch Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Khánh Quyên
 
TIN LIÊN QUAN
TAG: Chương trình MTQG 1719
Tin khác
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật