Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Tăng cường hợp tác về giáo dục nghề nghiệp với Phần Lan
11:20 AM 30/03/2017
(LĐXH)- Chiều 29/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan do bà Enita Lehikoinen, Thứ trưởng làm trưởng đoàn...
Cùng dự buổi tiếp có lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ Bảo hiểm Xã hội thuộc Bộ Lao động - TBXH; Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội cùng lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.
Quang cảnh buổi tiếp và làm việc tại Bộ Lao động - TBXH
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã chào mừng đoàn Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan đã đến thăm và làm việc với Bộ nhân dịp đoàn sang Việt Nam tham dự Hội nghị Asem về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững. Thứ trưởng đã thông tin nhanh về một số lĩnh vực hoạt động của Ngành được Chính phủ giao phụ trách, trong đó nhấn mạnh tới hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt là những khó khăn về phân luồng học sinh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy nghề vẫn còn những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu khoa học công nghệ tiên tiến và nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng cao của nhiều doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải cách khung trình độ quốc gia về dạy nghề, tập trung đẩy mạnh chính sách phân luồng học sinh, những em tốt nghiệp cấp 2 có thể tham gia học nghề và 3 năm sau đó khi hoàn thành xong thì các em hoàn toàn có thể được học tiếp lên, việc kết hợp vừa học văn hóa và dạy nghề, đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp cũng đang được nhiều đơn vị, địa phương quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình đều mong muốn con em vào các trường đại học nên số lượng học sinh vào các trường nghề rất ít, công tác tuyển sinh đẳng nghề và trung cấp nghề gặp nhiều trở ngại, dẫn tới nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển nhân sự và lao động có tay nghề... 
Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH Doãn Mậu Diệp mong muốn được hợp tác
với Phần Lan trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Chia sẻ tại buổi tiếp, bà Enita Lehikoinen, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, cho biết: Cách đây 25 năm, Chính phủ Phần Lan đã có những động thái và hành động cụ thể như: chương trình khuyến khích doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác dạy nghề, có chính sách dạy nghề như bậc đại học, tập trung vào đào tạo nghề khoa học, tạo sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp sinh viên lựa chọn ngành nghề để tiết kiệm chi phí... nhằm thu hút mọi người cùng tham gia và đã có 45% học sinh trong độ tuổi tham gia học nghề. Hiện có khoảng 2.000 sinh viên Việt Nam đang học theo tại Phần Lan và chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian để hợp tác, chia sẻ về lĩnh vực đào tạo cũng như giáo dục nghề nghiệp...
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp tặng quà lưu niệm Thứ trưởng Enita Lehikoinen
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng đánh giá cao những nội dung mà phía Phần Lan chia sẻ, nhất là về công tácnghiên cứu, cải cách và kinh nghiệm trong dạy nghề với kết quả 45% học sinh tham gia học nghề... Đồng thời, bày tỏ quan điểm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam, trước mắt có thể là hợp tác nâng cao trình độ giáo viên, hỗ trợ, liên kết với các doanh nghiệp, trường nghề, lựa chọn nghề và địn hướng các em sau đào tạo...

Chí Tâm

 

TAG:
Tin khác
Thực hiện Tiểu Dự án hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện nghèo Ngân Sơn
Đắk Lắk: Đẩy mạnh giới thiệu việc làm trong nước và ngoài nước
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương