Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thay đổi tư duy trong cách tiếp cận vốn vay đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
11:27 AM 26/03/2019
(LĐXH)- Đó là ý kiến trao đổi của Thứ trưởng Bộ Lao động – TBXH Lê Quân trong buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về tiến độ chuẩn bị các Dự án Giáo dục nghề nghiệp vay vốn ODA vào ngày 25/3. Cùng dự có đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ.
Về phía ADB tại Việt Nam có ông Norio Saito, Phó Giám đốc; bà Ayako Inagaki, Giám đốc Ban Phát triển xã hội và Nguồn nhân lực (ADB)…
Quang cảnh buổi làm việc giữa Bộ lao động - TBXH và ADB tại Việt Nam
Tại buổi làm việc, ông Norio Saito, Phó Giám đốc ADB tại Việt Nam trình bày khái quát về chương trình hợp tác quốc gia giữa ADB và Chính phủ Việt Nam trong thời tới. Hàng năm, giữa Chính phủ Việt Nam và ADB đều họp và làm việc cùng nhau bàn về các dự án cho vay sẽ triển khai trong 3 năm tiếp theo, trong năm nay sẽ thảo luận về các dự án trong năm 2019, tập trung kiến thiết từ 2020 – 2022. Theo đó, từ năm 01/01/2019, Việt Nam đã hết nguồn vốn vay ưu đãi (vốn vay giá lẻ) mà sẽ chỉ tiếp cận với nguồn vốn vay OCA…
Đối với Dự án "Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện – giai đoạn 2", theo một số nội dung đề xuất thì cơ quan chủ quản Dự án sẽ là Bộ Lao động – TBXH với tổng mức đầu tư khoảng 133 triệu USD (bao gồm 100 triệu USD vốn vay, 20 triệu vốn đối ứng, 13 triệu vốn viện trợ không hoàn lại). Số lượng trường (cơ sở giáo dục nghề nghiệp) dự kiến đầu tư từ 15 – 20 trường, dự kiến phạm vi đầu tư trang thiết bị thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao cho một số nghề trọng điểm đáng ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư cơ sở vật chất cho một số nghề đặc thù.
Thứ trưởng Lê Quân phát biểu đánh giá cao sự hợp tác giữa ADB tại Việt Nam và Bộ Lao động - TBXH
Đến nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – TBXH) đã có công văn gửi các trường được đề xuất đầu tư trở thành trường chất lượng cao, một số trường tư thục đề nghị các trường cân nhắc khả năng tham gia Dự án và gửi đề xuất nhu cầu đầu tư. Hiện đã có 15 trường gửi công văn đề xuất tham gia Dự án với tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang tiếp tục nhận được đề xuất của các trường và sẽ tổng hợp báo cáo Bộ Lao động – TBXH về nhu cầu của các trường cũng như tiệu chí lựa chọn trường tham gia. Ngày 21/3/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trình Bộ Lao động – TBXH công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trao đổi với nhà tài trợ ADB để tài trợ cho Dự án trong giai đoạn 2020 – 2022, đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất Dự án…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quân đánh giá cao quá trình hợp tác, hỗ trợ của ADB tại Việt Nam đối với Bộ Lao động – TBXH và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian vừa qua. Về giai đoạn tiếp theo, Bộ cũng có đề xuất về Dự án "Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện – giai đoạn 2" tập trung vào những ngành nghề gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng năng lực cho giai đoạn mới. Tuy nhiên, để tiếp tục triển khai, khai thác hiệu quả Dự án ODA như phía ADB tại Việt Nam đề xuất thì vai trò của các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các đơn vị ở Việt Nam rất quan trọng. Do đó, khả năng tham gia Dự án của một số giáo dục nghề nghiệp khá tiềm năng, bởi lẽ sắp tới các cơ sở này phải tự chủ về nguồn tài chính và được phép có những nguồn thu sự nghiệp rất đa dạng...
Ông Norio Saito, Phó Giám đốc ADB tại Việt Nam trao đổi trong buổi làm việc với Bộ lao động - TBXH
"Hiện nay, Bộ Lao động – TBXH đang chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có đề xuất cụ thể và có tư duy mới trong việc huy động các nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực này. Nếu như trước đây, các trường coi nguồn vốn ODA là nguồn lực không phải hoàn trả lại nhiều, do đó họ chấp nhận qua trung gian để triển khai và đầu tư vào nhiều lĩnh vực chỉ định. Chính vì vậy, giai đoạn tới phải gắn với việc tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhiều hơn, trong cách thức sử dụng đầu tư từ các nguồn lực này chú trọng tới sự đa dạng, khi đó hiệu quả đạt được cao hơn và khả năng có nguồn thu để hoàn trả vốn vay được đảm bảo…" – Thứ trưởng Lê Quân, cho biết thêm.

Chí Tâm

 

TAG:
Tin khác
Hỗ trợ việc làm góp phần giảm nghèo bền vững ở Bình Sơn
Thị xã Ngã Năm: Đột phá trong công tác tạo việc làm giúp người dân giảm nghèo bền vững
Đồng Tháp: Tăng cường các hoạt động sàn giao dịch việc làm kết nối doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc trong và ngoài nước
Sóc Trăng: Điểm sáng trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bền vững
 Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động kết nối việc làm cho người lao động
Nam Định: Đa dạng các phiên giao dịch việc làm cho người lao động
TP.HCM: Tổ chức gần 90 phiên giao dịch việc làm, kết nối cung – cầu lao động
Huyện Đông Giang (Quảng Nam): Đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm việc làm
Nam Định: Khẳng định vị thế của Trung tâm Dịch vụ việc làm