Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Thanh Hóa: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp
01:18 PM 23/06/2023
(LĐXH)- Năm 2023 với mục tiêu chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 83.080 lao động, Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học nghề...

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo nghề
Thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, trong năm 2022, Sở Lao động - TBXH đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở GDNN tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề; tích cực đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự đột phá về chất lượng hoạt động GDNN; tăng cường liên kết đào tạo với doanh nghiệp, chú trọng đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở GDNN.
Sở Lao động - TBXH tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tích hợp trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở GDNN thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và tiểu dự án 3, dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Cũng trong năm 2022, Sở đã trình UBND tỉnh cho phép thành lập 01 cơ sở GDNN; công nhận chức danh Giám đốc 01 cơ sở GDNN; thẩm định và cấp 08 giấy chứng nhận đăng ký mới và 10 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động GDNN. Tổ chức kiểm  tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực GDNN tại 06 cơ sở GDNN. Tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh và tham dự Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc với 05 mô hình tham dự; kết quả tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc đạt 01 giải nhì, 01 giải ba và 03 giải khuyến khích. 02 học sinh tham gia Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia và đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc. Hỗ  trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho 122 người lao động với số tiền được hỗ trợ là 549 triệu đồng.
Trong năm 2022, toàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 83.658 người (vượt 0,07% kế hoạch năm); trong đó: tuyển sinh đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp là 45.503 người (gồm: trình độ cao đẳng là 2.921 người, trình độ trung cấp là 8.012 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 34.570 người); kèm cặp truyền nghề tại các doanh nghiệp, làng nghề 38.155; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,5%.
Trên cơ sở kết quả đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua việc thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; đổi mới phương thức đào tạo, chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm cho người lao động nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động. Trong năm 2023, tỉnh phấn đấu tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 83.080 lao động, trong đó: Tuyển sinh đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp là 48.200 người (trình độ cao đẳng: 3.600 người, trình độ trung cấp: 9.200 người, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng: 35.400 người); kèm cặp truyền nghề tại các doanh nghiệp, làng nghề 34.880 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, trong đó: Có văn bằng, chứng chỉ đạt 29%.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ  năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới, Sở Lao động - TBXH tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục tham mưu rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học nghề; thực hiện tốt việc quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu học sinh, sinh viên ở cả đầu vào và đầu ra để xây dựng dữ liệu cung lao động qua đào tạo của từng ngành nghề, phục vụ việc dự báo nguồn cung trên thị trường lao động.
Tiếp tục thực hiện rà soát các thủ tục hành chính để tham mưu trình UBND tỉnh đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân rút ngắn được thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục nghề nghiệp, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động gắn kết hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp..,

Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Trường Cao đẳng Quảng Nam: Tổ chức Lễ trao bằng đợt 2 năm 2024 cho 216 học sinh sinh viên
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, Trường Đại học City St George’s - Đại học London và CEFALT ký kết hợp tác chiến lược
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM vào học nghề bình quân mới đạt hơn 26%.
Hơn 400 tân sinh viên một trường nghề dự sự kiện “Kết nối doanh nghiệp - Kết nối tương lai”
Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ tiếp đón và làm việc với đoàn công tác bang Bavarian, Cộng hòa Liên bang Đức
Huyện Kế Sách: Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
Hiện thực hóa việc học Đại học bằng chương trình học bổng 100% tại Đại học Công nghệ Đông Á
Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2: Tuyển sinh đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp
Điểm danh 11 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn nước ngoài năm 2024