Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Tại sao nên chọn du học tại Nhật Bản?
09:16 PM 26/04/2024
(LĐXH)-“Tại sao chọn Nhật Bản để du học?”, “Nền giáo dục Nhật Bản có gì đặc biệt?”, “Du học Nhật Bản có dễ kiếm việc không?”, “Dễ dàng kiếm việc làm thêm khi đi du học Nhật?”… đó là những nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại buổi giao lưu, hướng nghiệp với các em học sinh Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội vừa qua.
Ông Nguyễn Duy Anh, Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG chia sẻ với các em học sinh
Buổi giao lưu nhằm triển khai giải pháp đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích cho học sinh, từ đó giúp các em có kế hoạch cho việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng phù hợp từ sớm. Đặc biệt là các em có mong muốn, nguyện vọng được thay đổi môi trường học tập và làm việc tại những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.
Đến với buổi giao lưu có ông Nguyễn Duy Anh, Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG, kiêm Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Hội người Việt Nam toàn Nhật Bản; ông Bùi Quốc Thành, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka - Bộ ngoại giao; Tiến sĩ Vũ Thúy Nga, Trưởng khoa tiếng Nhật - Đại học Đại Nam; ông Nguyễn Duy Hùng - Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Fukuoka; bà Phạm Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Liên Hà cùng toàn thể thầy cô và các em học sinh của Trường.
Tại sao chọn Nhật Bản để du học?
Tại buổi giao lưu, đông đảo các em học sinh đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại chọn Nhật Bản để du học?", "Nền giáo dục Nhật Bản có gì khác biệt?”... Với 18 năm kinh nghiệm học tập, làm việc và cống hiến trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo tại Nhật Bản, hiện là Hiệu trưởng Học viện Nhật ngữ GAG (Fukuoka), ông Nguyễn Duy Anh lấy câu chuyện từ bản thân để chia sẻ đến các em học sinh.
Theo ông Nguyễn Duy Anh, bản thân sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học tại Đông Anh, Hà Nội. Năm 18 tuổi, anh thi vào một trường đại học tại Việt Nam nhưng không đỗ. Sau đó anh rơi vào khoảng thời gian không biết là mình sẽ phải học ngành gì, nghề gì, học trong nước hay học quốc tế? Vì vậy, anh đã chủ động tìm hiểu thông tin trên mạng, trên báo đài và cuối cùng đi đến quyết định lựa chọn du học Nhật Bản.
“Thời điểm đó, tôi được biết, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, có nhiều tập đoàn kinh tế, tài chính, ngân hàng đứng đầu thế giới với những thương hiệu nổi tiếng khắp toàn cầu như Honda, Sony, Toyota, Mitsubishi… Ở Nhật có rất nhiều trường đào tạo chất lượng cao từ đào tạo tiếng Nhật đến Đại học và sau Đại học. Học sinh được áp dụng lý thuyết với thực tiễn, đào tạo một cách khoa học với trang thiết bị công nghệ hiện đại hàng đầu do chính Nhật sản xuất. Các trường đại học ở Nhật đào tạo rất nhiều các lĩnh vực chuyên môn từ kinh tế đến khoa học kỹ thuật”, anh Nguyễn Duy Anh chia sẻ.
Rất đông các em học sinh tham gia buổi giao lưu, hướng nghiệp với các em học sinh Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 
Với những thông tin nắm đươc, ông Nguyễn Duy Anh đã quyết tâm du học tại đất nước mặt trời mọc. “Tôi đã theo học ở 3 trường trong 7 năm: Học viện Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản (Tỉnh Fukuoka), Học viện EHLE (Thành phố Osaka) và Đại học công lập tỉnh Hyogo (TP Kobe - tỉnh Hyogo). Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học công lập, với tấm bằng cử nhân Kinh tế quốc tế loại giỏi và chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1, tôi đã chủ động tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và không ngừng nỗ lực nâng cấp và sáng tạo trong quá trình công tác tại Nhật Bản.
Đầu tiên, tôi đảm nhận cương vị quản lý và phiên dịch cho du học sinh tại Trường Nhật ngữ Osaka Minami (TP Osaka). Trong môi trường làm việc tại Nhật Bản vô cùng khắt khe và áp lực, tôi đã xuất sắc hoàn thành tốt công việc của mình và nhận về sự tin tưởng và trân trọng của đồng nghiệp cũng như Ban Giám hiệu của Trường. Rất nhiều du học sinh Việt Nam và quốc tế sau khi ra trường vẫn nhớ đến tôi như một người thầy, một người anh thân thiết, nhiệt tình, luôn giúp đỡ du học sinh trong quá trình học tập và làm việc tại Nhật Bản”.
Sau khi tích lũy được kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục tại Trường Nhật ngữ Osaka Minami, Nguyễn Duy Anh đã thực hiện một quyết định vô cùng táo bạo mà bản thân đã tâm huyết bấy lâu nay: Xây dựng một cơ sở đào tạo giáo dục chuẩn Nhật, thân thiện với các du học sinh quốc tế và đặc biệt là các bạn du học sinh Việt Nam. Từ đó, hành trình xây dựng một cơ sở đào tạo giáo dục tại Nhật Bản chính thức được bắt đầu.
Và rất nhanh chóng Anh đã chuẩn bị đề án thành lập, tập hợp đội ngũ giảng viên, chuẩn bị cơ sở vật chất, chỉ một năm sau đó, ngôi trường đầu tiên do người Việt Nam nên đề án đã thành lập tại Nhật Bản đã chính thức đi vào hoạt động. Tháng 4/2015, Học viện Nhật ngữ GAG (Fukuoka) chính thức đi vào hoạt động và đào tạo thế hệ học sinh đầu tiên. Nguyễn Duy Anh giữ chức vụ Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc điều hành của Học viện. Ước mơ của chàng trai trẻ đã dần trở thành hiện thực, những khó khăn trong giai đoạn đầu đã nói lên tất cả sự quyết tâm đó.
Có dễ dàng kiếm việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản?
Ông Bùi Quốc Thành, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka - Bộ ngoại giao chia sẻ với các em học sinh 
Chia sẻ với các em học sinh, ông Bùi Quốc Thành, Nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka - Bộ ngoại giao cho biết, Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục nên có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên biết tiếng Nhật như cho phép đi làm thêm bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của chính phủ. Chính phủ Nhật cho phép sinh viên đi làm thêm bán thời gian 28 tiếng/tuần, nếu làm đủ thời gian một tháng sinh viên có thể kiếm khoảng  24-30tr/tháng. Nhiều trường sẽ hỗ trợ và đảm bảo sinh viên có việc làm thêm khi sang Nhật, miễn là đúng luật và không ảnh hưởng đến học tập của sinh viên.
Sau khi ra trường có dễ kiếm việc tại Nhật Bản không?
Chia sẻ về nội dung này, ông Nguyễn Duy Anh cho rằng, Nhật Bản là đất nước có dân số già hóa và tỉ lệ sinh cũng rất thấp, nên Chính phủ Nhật Bản đang có rất nhiều các chính sách để thu hút những nguồn lao động chất lượng cao đến với Nhật Bản. Và đặc biệt là những nguồn lao động có tiếng Nhật để làm việc tại Nhật Bản. Trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng những người biết tiếng Nhật, biết ngôn ngữ Nhật và am hiểu văn hóa Nhật Bản thì sẽ rất cần trong thời gian tới, đặc biệt là những du học sinh đang học tập tại Nhật Bản.
Ngoài những câu hỏi trực tiếp, các chuyên gia cũng chủ động chia sẻ nhiều bài học tới các bạn trẻ, từ chuyện làm thế nào để tìm kiếm niềm đam mê trong công việc, hòa nhập với môi trường lao động quốc tế, đồng thời giải đáp các trăn trở xác định công việc phù hợp sau khi ra trường.

Theo báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ vừa được công bố vào tháng 11/2023 cho thấy, năm 2022, Việt Nam có đến 37.405 sinh viên quốc tế đang theo học ở đất nước mặt trời mọc. Đồng thời, Việt Nam là nước có du học sinh đến Nhật đông thứ hai, chỉ sau Trung Quốc (103.882 người). Tiếp theo đó lần lượt là các nước Nepal (24.257 người), Hàn Quốc (13.701 người) và Indonesia (5.763 người).

 
PV
TAG: Trường THPT Liên Hà Học viện Nhật ngữ GAG Liên hiệp hội Hội người Việt Nam toàn Nhật Bản
Tin khác
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Yên Bái
Sóc Trăng: Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Sóc Trăng đẩy mạnh hợp tác phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động