Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM
04:19 PM 25/05/2017
(LĐXH) - Sáng ngày 25/5/2017, tại Trường Cao đẳng kinh tế TP.HCM, Cụm thi đua số 1 các trường cao đẳng tổ chức hội thảo “ Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM”.

TS. Lưu Đức Tiến - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường việc làm TPHCM(Sở LĐ-TB&XH), bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng - Chủ tịch Công đoàn(Sở VH-TT-DL), ThS. Lâm Văn Quản – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM; TS. Trương Nguyễn Ánh Nga - Cụm trưởng cụm thi đua số 1 cùng đại diện các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và lãnh đạo các trường thuộc cụm 1, cụm 2.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Trương Nguyễn Ánh Nga - Cụm trưởng cụm thi đua số 1 cho biết: “ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một cơ hội hiếm có cần tận dụng và cũng chính cuộc cách mạng này đặt ra không ít thách thức đối với ngành giáo dục, để có những định hướng cụ thể thích ứng với thời cuộc nhằm đào tạo được nguồn nhân lực tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường .

Chính vì lẽ đó, tại chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề ra 6 giải pháp cụ thể và một trong các giải pháp chính đó là: “ Thay đổi mạnh mẽ các chính sách , nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới.

TS. Trương Nguyễn Ánh Nga - Cụm trưởng cụm thi đua số 1 phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo khoa học lần này do cụm thi đua số 1 các trường cao đẳng tổ chức với mục tiêu trước mắt là tạo điều kiện để các nhà khoa học, đại diện các sở, ban, ngành, các trường cao đẳng trên địa bàn TP.HCM cùng chia sẻ quan điểm, đề xuất các ý kiến, các giải pháp liên quan đến các chủ đề hội thảo để có những hướng đi thích hợp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung cũng như các trường thuộc cụm thi đua số 1 nói riêng. Trong sự phát triển như vũ báo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, và mục tiêu lâu dài là chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tích cực của cuộc cách mạng lần thứ 4 đối với Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng”.

Các đại biểu trình bày báo cáo tham luận 

TS. Trương Nguyễn Ánh Nga cũng cho biết,  sau hơn 1 tháng triển khai, ban tổ chức đã nhận được 24 bài tham luận từ các đơn vị như: “ Sở Khoa học Công nghê TP.HCM, Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật TP.HCM, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng…

Các bài viết, các bài tham luận tập trung đúng trọng tâm chủ đề hội thảo thể hiện sự am hiểu và tâm huyết của tác giả với công tác đào tạo nghề  trước cuộc cách mạng  công nghiệp lần thứ 4 và đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Ông Phạm Ngọc Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng: Thông qua buổi hội thảo hôm nay chúng tôi rất là vui vì có thể thấy cụm thi đua của chúng ta càng ngày càng mạnh, tập hợp được rất nhiều lãnh đạo các đơn vị, các doanh nghiệp. Đặc biệt, chủ đề cùa hội thảo hôm nay cũng đi rất đúng hướng, chúng tôi thấy được sự gắn bó giữa nhà trường với các đơn vị đào tạo, đơn vị sử dụng, các doanh nghiệp và đây là tín hiệu rất là mừng”. 

                                                                                                      Lê Việt 

TAG:
Tin khác
Điện Biên đẩy mạnh thu thập thông tin thị trường lao động để giải quyết việc làm bền vững
Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm với các hoạt động hỗ trợ việc làm bền vững
Việc làm bền vững cho lao động gắn với các nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lào Cai
Lào Cai: Chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động... tạo việc làm bền vững
Một số định hướng cho việc làm bền vững ở Kiên Giang
Việc làm bền vững từ sự chủ động kết nối cung - cầu lao động ở Kiên Giang
Huyện Con Cuông (Nghệ An) hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho lao động địa phương
Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững: Một số vướng mắc cần tháo gỡ
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối việc làm cho người nghèo