Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
Sơn La thực hiện đa dạng các giải pháp giải quyết việc làm
03:29 PM 14/04/2023
(LĐXH)-Thời gian qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm đến công tác việc làm, lao động - tiền lương nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần ổn định thu nhập, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Riêng năm 2022, các hoạt động tư vấn về chính sách lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp,… trên địa bản tỉnh Sơn La tiếp tục được tăng cường. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Sơn La, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức 142 hội nghị tư vấn việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động với sự tham gia của 23.832 người; Đăng thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp lên Website và Fanpape Facebook cho 164 doanh nghiệp và 681 hồ sơ tìm việc, thu hút 116.301 lượt người truy cập Website và 136.337 lượt người tiếp cận trang Facebook Dịch vụ việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm đến 31/11/2022 là 255.588 triệu đồng với 4.745 dự án vay vốn tạo việc làm cho 5.268 lao động, Trong đó: Nguồn vốn quỹ quốc gia: 20.759 triệu đồng với 397 dự án vay vốn, tạo việc làm cho 422 lao động; Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động: 171.592 triệu đồng với 3.115 dự án vay vốn, tạo việc làm cho 3.482 lao động; Nguồn vốn ủy thác địa phương: 63.237 triệu đồng với 1.233 dự án vay vốn, tạo việc làm cho 1.344 lao động.

tuyên truyền về thông tin thị trường lao động cho người lao động tại huyện Mộc Châu

Các giải pháp, chính sách tạo thêm việc làm mới hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được thực hiện đồng bộ. Công tác xuất khẩu lao động được chú trọng triển khai thực hiện, đã kết nối thành công 190 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đạt 190% kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (Trong đó: lao động là dân tộc thiểu chiếm 57%).

Để ổn định cuộc sống và công việc cho người lao động, trong năm 2022, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp giới thiệu và đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường kết nối thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho 52 công ty, doanh nghiệp tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Và chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp các doanh nghiệp, các công ty, tập đoàn có uy tín trong và ngoài tỉnh tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động, cụ thể: Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Kết quả các doanh nghiệp ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng khoảng 50.848 lao động đi làm việc trong thời gian tới: Hải Dương: 20.000 lao động, Quảng Ninh: 9.500 lao động, Hải Phòng: 10.500 lao động, Hưng Yên: 150 lao động, Hà Nội: 700 lao động, Thái Bình 250 lao động, Bắc Ninh: 5.000 lao động, Đồng Nai: 2.000 lao động, Gia Lai: 1.095 lao động. Các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu sử dụng khoảng 713 lao động: Thành phố: 222 lao động, Mai Sơn: 235 lao động, Mộc Châu: 176 lao động, Vân Hồ: 80 lao động.

Thực hiện chính sách lao động - tiền lương, Sơn La đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019; tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện quy trình về thương lượng tập thể; đối thoại định kỳ; xây dựng và đăng ký Thỏa ước lao động, ký kết hợp  đồng lao động… theo quy định. Kết quả: Năm 2022, đã hướng dẫn, tư vấn cho trên 40 lượt  đơn vị,doanh nghiệp, người sử dụng lao động về xây dựng, thủ tục, quy trình đăng ký Thỏa ước lao động tập thể đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Luật lao động. Tính đến ngày 30/11/2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận 31 bản Thỏa ước lao động và có văn bản tiếp nhận đến 32 đơn vị, doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị doanh nghiệp đã xây dựng Thỏa ước lao động theo đúng quy trình, nội dung đúng theo quy định của pháp luật.
Về tình hình lương, thưởng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.848 doanh nghiệp đang hoạt động (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện) với khoảng 55.680 lao động. Qua tổng hợp thống kê về trả lương và thưởng Tết  của các doanh nghiệp trên địa bàn đối với người lao động cho thấy, năm 2021, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước 6,8 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4,8 triệu đồng và doanh nghiệp ngoài nhà nước 5,0 triệu đồng; bình quân doanh nghiệp nhà nước có mức thưởng Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 từ 2,0 đến 6,0 triệu đồng/ người. Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động CNVCLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dân năm 2022 được các tổ chức công đoàn triển khai có hiệu quả, với tinh thần "Tết sum vầy - xuân Bình an” và đã trao tặng 320 lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 216 triệu đồng.
Năm 2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, mức lương áp dụng cho các doanh nghiệp tại địa bàn Thành phố là 3.640.000 đồng (vùng III), các huyện còn lại áp dụng mức 3.250.000 đồng (vùng IV). Mức lương tối thiểu vùng được thực hiện từ ngày 01/7/2022.
Sở cũng thẩm định 04 quỹ tiền lương, thù lao thực hiện năm 2021 và quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch năm 2022 của người lao động và người quản lý công ty (Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị, Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Sơn La, Công ty TNHH một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La, Cty TNHH MTV dịch vụ đô thị Sơn La); thẩm định 01 hồ sơ về xếp hạng doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La; tham mưu cho UBND tỉnh ban giấy phép cho thuê lại lao động cho DN trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, với các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm, lao động – tiền lương, năm 2022, Sơn La đã thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho 29.892 người, đạt 149% so với chỉ tiêu giao tại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,74%, giảm 0,03% so với cùng kỳ năm 2021; Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội là 64,9%, giảm 2,0% so với cùng kỳ năm 2021./.
Minh Hằng
 
TAG: lao động - tiền lương Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Sơn La
Tin khác
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
Huyện Phú Vang: Triển khai hiệu quả công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Kiên Giang tập trung thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và giáo dục nghề nghiệp
Huyện Định Hóa: Tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững
Thành phố Thái Nguyên: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại Ngày hội việc làm năm 2024
Cà Mau: Giải quyết việc làm cho hơn 42.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2024
Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ: Duy trì tác phong cứu hộ chuyên nghiệp và kỷ luật
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Hợp tác về lao động giữa Việt Nam và Đức đạt nhiều kết quả tích cực