Sóc Trăng phát huy hiệu quả các dự án từ chương trình giảm nghèo bền vững
(LĐXH)- Trong 5 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện một cách phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm của tỉnh.
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 của tỉnh Sóc Trăng do Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa phê duyệt, đến cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo của tỉnh Sóc Trăng là 15.890 hộ, chiếm 4,91% tổng số hộ dân trong tỉnh.
Có được kết quả này là nhờ trong những năm gần đây, Sóc Trăng đã có nhiều cố gắng trong công tác xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân; quan tâm công tác tuyên truyền, xây dựng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đoàn kết phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; áp dụng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập.
Đặc biệt, nhiều chính sách quan tâm đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, vùng đông đồng bào Khmer, hỗ trợ đồng bào vốn sản xuất, mô hình làm ăn có hiệu quả...
Trong năm 2019, toàn tỉnh Sóc Trăng đã giải quyết việc làm cho hơn 31.070 lao động, vượt 19,5% kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2018; tổ chức tuyển sinh, dạy nghề cho 13.268 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59%. Các chính sách an sinh xã hội được tỉnh, các cấp ngành quan tâm.
Trong năm 2019, toàn tỉnh Sóc Trăng đã giải quyết việc làm cho hơn 31.070 lao động, vượt 19,5% kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2018; tổ chức tuyển sinh, dạy nghề cho 13.268 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59%. Các chính sách an sinh xã hội được tỉnh, các cấp ngành quan tâm.
Tỉnh đã hoàn thành xây dựng 400 căn nhà ở cho hộ nghèo, hoàn thành giải quyết 100% hộ gia đình chính sách nghèo có nhà ở mới, hỗ trợ 135 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo khác... Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của Sóc Trăng đã giảm 3,49% so với năm trước.Phum sóc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc
Trong 5 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện một cách phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm của tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình là gần 479 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư phát triển là hơn 334 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 143 tỷ đồng.
Bên cạnh nguồn kinh phí được Trung ương hỗ trợ, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức huy động sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức, cộng đồng với nguồn kinh phí trên 41 tỷ đồng.
Ông Mã Chí Thanh - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời đã giúp người nghèo giảm bớt khó khăn, tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo.
Trong giai đoạn 2016-2020, các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát huy hiệu quả tích cực. Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh có gần 58 nghìn hộ nghèo, chiếm khoảng 18% số hộ dân của tỉnh; trong đó, hộ đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 27 nghìn hộ. Đến cuối năm 2019, số hộ nghèo còn lại chỉ khoảng 16 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ trên 4,9% số hộ dân; trong đó hộ đồng bào dân tộc Khmer chỉ còn lại là 7.600 hộ, chiếm hơn 7,6% số hộ.
Trong giai đoạn 2016-2020, các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát huy hiệu quả tích cực. Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh có gần 58 nghìn hộ nghèo, chiếm khoảng 18% số hộ dân của tỉnh; trong đó, hộ đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 27 nghìn hộ. Đến cuối năm 2019, số hộ nghèo còn lại chỉ khoảng 16 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ trên 4,9% số hộ dân; trong đó hộ đồng bào dân tộc Khmer chỉ còn lại là 7.600 hộ, chiếm hơn 7,6% số hộ.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020, các công trình như điện, đường, trường học, trạm y tế... khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp cho người dân trong vùng dự án được thụ hưởng chương trình, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và đáp ứng một phần nhu cầu về sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân.
Các dự án khi triển khai thực hiện giúp người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó cũng góp phần vào sự thay đổi diện mạo của nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đóng góp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo đã giúp cho người dân tham gia tăng thêm thu nhập. Trong đó nhiều nhất là mô hình nuôi bò sữa, nuôi dê, trồng màu… Đây là một trong những mô hình giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer xóa đói, giảm nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu, phát triển bền vững.
Thời gian tới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đề ra nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững, trong đó có giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn, triển khai các mô hình có hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất; phát triển các mô hình luân canh, xen canh, đưa màu xuống chân ruộng thích ứng với biến đổi khí hậu; nhân rộng mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa trong đồng bào dân tộc Khmer đang phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng quan tâm trong kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh, góp phần giải quyết lao động tại địa phương, tăng thu nhập và hạn chế tình trạng lao động địa phương, lao động ở nông thôn phải bỏ quê đi làm ăn xa, làm công nhân lao động tại các tỉnh khác; tiếp tục triển khai giải pháp phát triển du lịch, khai thác hết tiềm năng thế mạnh trong du lịch của địa phương, để tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao nhận thức của người dân trong gìn giữ cảnh quan, môi trường, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Sóc Trăng chú trọng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, thanh niên và sinh viên mới tốt nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên qua đào tạo với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, phấn đấu giải quyết việc làm khoảng 30 ngàn lao động.
Đặc biệt, tỉnh quan tâm đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tỉnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phòng chống khắc phục thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả trong sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân./.
Thời gian tới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đề ra nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững, trong đó có giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn, triển khai các mô hình có hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất; phát triển các mô hình luân canh, xen canh, đưa màu xuống chân ruộng thích ứng với biến đổi khí hậu; nhân rộng mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa trong đồng bào dân tộc Khmer đang phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng quan tâm trong kêu gọi các nhà đầu tư vào tỉnh, góp phần giải quyết lao động tại địa phương, tăng thu nhập và hạn chế tình trạng lao động địa phương, lao động ở nông thôn phải bỏ quê đi làm ăn xa, làm công nhân lao động tại các tỉnh khác; tiếp tục triển khai giải pháp phát triển du lịch, khai thác hết tiềm năng thế mạnh trong du lịch của địa phương, để tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao nhận thức của người dân trong gìn giữ cảnh quan, môi trường, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Sóc Trăng chú trọng giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, thanh niên và sinh viên mới tốt nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên qua đào tạo với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, phấn đấu giải quyết việc làm khoảng 30 ngàn lao động.
Đặc biệt, tỉnh quan tâm đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tỉnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phòng chống khắc phục thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả trong sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân./.
Hồng Anh
TAG: